TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ - HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN
Tại Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Bộ chính trị, Đảng và Nhà nước ta xác định Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng là một xu thế tất yếu. Điều này đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vừa qua khẳng định thêm một lần nữa. Với xu thế tất yếu đó, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia đàm phán ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại ( FTAs), đặc biệt như Hiệp định Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), hiệp định kinh tế xuyên Châu á – Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc và hiện nay nước ta đang đàm phán nhiều hiệp định tự do khác.
Việc tham gia ký kết nhiều hiệp định tự do đã mở ra cho doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội mới về thị trường xuất khẩu rộng lớn, tác động tới nền kinh tế và môi trường kinh doanh nước ta, trong đó có tỉnh Quảng Trị nói riêng và Tổng Công ty Thương mại nói chung. Những tác động cụ thể tới xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa; lợi ích người dùng; thương mại dịch vụ; tác động tới việc thực hiện các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và tác động đến việc thu hút vốn từ nước ngoài, đặc biệt là tác động đến nước ta trong lĩnh vực dệt may, giày da, và lĩnh vực nông sản.
Như vậy việc Việt Nam gia nhập các hiệp định tự do sẻ mang lại rất nhiều cơ hội và không ít khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp trong nước cũng như trong tỉnh, trong đó có Tổng công ty thương mại Quảng Trị- là một đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề, hướng trọng tâm vào nền nông nghiệp tỉnh nhà, luôn đồng hành cùng người nông dân Quảng Trị. Điều này đã được khẳng định qua quá trình 43 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống của các thế hệ đi trước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển hướng vào nông nghiệp qua việc xác định thế mạnh của tỉnh nhà, mong muốn đồng hành cùng người dân đưa sản phẩm tỉnh nhà ra thế giới để xác định được tính bền vững trên thị trường và trong kinh doanh.
Bước vào hội nhập, hàng hóa trên thế giới và Asean và nhất là Thái Lan sẻ cạnh tranh hết sức khốc liệt, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp; cơ hội mở ra nhưng nông sản tỉnh nhà vẫn còn gặp nhiều vấn đề về rào cản kỷ thuật yêu cầu chất lượng phải đảm bảo hàng đầu. Tuy nhiên do sản xuất nhỏ, manh mún, lực lượng lao động có trình độ thấp, khó áp dụng KHKT để sản xuất lớn nên các sản phẩm chúng ta chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, giá cả và chất lượng chưa tương xứng, số lượng hạn chế, thiếu ổn định. Đây là cơ hội cũng là thách thức cho các doanh nghiệp, và người nông dân ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình hội nhập. Các hiệp định vẫn đang còn mơ hồ đối với rất nhiều người, đặc biệt là nông dân, họ chỉ nghe qua báo chí tuyên truyền nhưng chưa đi vào thực tế nên còn rất thờ ơ. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp văn hoá còn yếu, máy móc thiết bị sản xuất còn thô sơ, lạc hậu. Các lợi thế của tỉnh nhà và các lợi thế của các nước bạn láng giềng đã được các nơi khác tận dụng khai thác triệt để...Tất cả những yếu tố hạn chế trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hội nhập của doanh nghiệp.
Để có những bước đi đúng hướng, hạn chế rủi ro, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cũng như các doanh nghiệp trong tỉnh cần phải chủ động đề ra một số định hướng, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, cùng nhau tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời chú trọng những giải pháp cụ thể một cách thường xuyên, liên tục. Với đặc thù là một đơn vị sản xuất, chế biến hàng nông sản, xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị đã đề ra một số định hướng, giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, cụ thể:
1.Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa tại thị trường trường Việt Nam, chúng ta cần duy trì các đối tác truyền thống , đồng thời tìm kiếm và khai thác tốt hàng tiêu dùng nhập khẩu từ các nước trong khối Asean như Thái Lan, Malaysia, Singapore... có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, tận dụng cam kết giảm thuế suất hàng hóa bằng 0; tăng cường và củng cố mối quan hệ, tạo uy tín lớn với các đối tác, đặcbiệt là các đối tác truyền thống; đẩy mạnh công tác xúc tiến nhằm tìm kiếm các nguồn hàng mới từ các nước mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại tư do ( FTA) như Hàn Quốc, Mỹ Úc, Nhật Bản...để nhập khẩu và tổ chức mạng lưới phân phối tại thị trường ViệtNam.
2.Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu:
+ Phải chú ý từ khâu trồng trọt, sản xuất, chế biến cho đến cách tiếp cận thị trường, phải chú ý trồng trọt theo tiêu chí Aseangap, Vietgap, Globalgap đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản (do những nước này đưa tiêu chí bảo vệ sức khỏe lên hàng đầu).
+ Làm tốt công tác phối hợp 4 nhà, quy hoạch phân bổ hợp lý nhà máy- nguyên liệu tránh chồng lấn cạnh tranh, thiếu trách nhiệm, liên kết giữa chính quyền, nông dân với Nhà máy, cùng nông dân xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy. Khuyến khích bà con bón phân hữu cơ, thâm canh các cây trồng làm nguyên liệu cho các nhà máy sắn, cao su, nông sản, gỗ... Để sản phẩm đảm bảo chất lượng phải hướng dẫn nông dân nghiêm ngặt để nông dân trồng, thu mua, chế biến, quảng bá, cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Hướng dẫn nông dân tập trung đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng có thị trường thuận lợi, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại nông sản chủ lực của tỉnh.Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Asean;
+ Trong sản xuất và chế biến cần áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP và thực hành sản xuất tốt GMP, đồng thời áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như hệ thống ISO. Bên cạnh đó chúng ta cần phải ý thức và đề cao công tác bảo vệ môi trường, hướng đến sản xuất xanh, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại làm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh hàng hóa.
+ Đầu tư thay thế và cải tiến máy móc thiết bị công nghệ, để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đồng thời xây dựng định mức kỷ thuật, chi phí sản xuất cho các nhà máy mới đi vào hoạt động.
3. Đối với các hoạt động dịch vụ, du lịch:
+ Nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá trong hoạt động khách sạn, nghỉ dưỡng để thu hút được khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế và giữ vững uy tín thương hiệu. Tăng cường liên kết với các công ty du lịch, lữ hành trong nước và nước ngoài để thu hút khách hàng. Nắm bắt các sự kiện trong năm để có phương án KD phù hợp, xây dựng nhiều ý tưởng. Tổ chức thêm nhiều sự kiện tạo điểm nhấn để thu hút khách tham gia.
+ Phối hợp, liên kết với các tỉnh bạn Lào, Thái Lan tạo điều kiện cho CBCNV trong doanh nghiệp có cơ hội trao đổi nhân viên với nhau để học tập, giao lưu văn hóa, nắm bắt phong tục tập quán chế biến các món ăn đặc thù địa phương của nước Lào, Thái và ngược lại. Bên cạnh đó trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức, điều hành, tiếp thị, quảng bá để khai thác, thu hút khách hàng. Tháo gỡ những vướng mắc khó khăn để cùng nhau phát triển và nâng cao tay nghề cho Cán bộ CNV ngành du lịch của mỗi nước.
4. Về công tác sử dụng lao động: đối với các cấp lãnh đạo, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức tham dự hội nghị,các khoá tập huấn. Cần nâng cao kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để tiếp cận hơn với khách hàng và hiểu hơn về văn hóa, kinh tế, xã hội của họ, đồng thời hiểu biết sâu hơn về hàng rào kỹ thuật khi Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Asean, đặc biệt là hiệp định TPP để có thể tăng sức cạnh tranh và chất lượng cho sản phẩm; đối với người lao động cần phải ý thức công việc, thường xuyên học hỏi, trau dồi tay nghề để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao.
Cơ hội đã mở ra nhưng thách thức cũng đồng hành, làm thế nào để tận được cơ hội, hạn chế được thách thức. Bước vào hội nhập thành công là một bài toán khó đặt ra cho công ty, không còn con đường nào khác, phải thay đổi nhận thức hiểu biết đầy đủ hơn về hội nhập của mỗi một cán bộ lãnh đạo quản lý, mỗi một cán bộ công nhân viên công ty để nâng cao mọi giá trị trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngang tầm các nước Asean và các nước trong TPP và vấn để tiêu thụ sản phẩm bao nhiêu, với giá bao nhiêu mới là cốt yếu, chứ không phải là lượng đầu vào sản phẩm, sản phẩm phải đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trên toàn cầu.
Lộ trình chuẩn bị từng bước, DN nên thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về hội nhập để tham mưu cho Ban lãnh đạo, xây dựng và từng bước hoàn thành các điều kiện đủ sức đáp ứng yêu cầu đầu tư hoàn chỉnh để hội nhập. Tổ chức tuyên truyền phổ biến và đào tạo cán bộ, công nhân dần tương thích với doanh nghiệp - công nhân trong khối Asean và vượt trội để cạnh tranh thành công.
Nhà nước và cả hệ thống chính trị, các hiệp hội và người dân, cũng phải thay đổi cách nghĩ, cách làm đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đầu kéo đích thực để phát triển bởi doanh nghiệp hiểu biết thị trường, có kiến thức, có kỷ năng quản lý, đủ năng lực để “kéo” chuỗi giá trị sản xuất đi lên, đưa nền kinh tế chuyển lên chuỗi giá trị sản xuất trong toàn khối đến toàn cầu là điều kiện để hội nhập thành công.
|
Công ty tham gia Hội chợ xúc tiến du lịch quốc tế tại Hà Nội năm 2015
|
|
Với sụ hỗ trợ của phòng TMCN Việt Nam , Công ty đã mời chuyên gia cao cấp từ Cannada đến hỗ trợ công ty tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục những thách thức, nhận diện và tìm kiếm cơ hội trong quá trình gia nhập TPP |
Bài viết tham luận: Phan Văn SInh- CT HĐQT Công ty