This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 9

Số luợt truy cập: 469094

Văn hóa  >>   Ý Kiến Người Lao Động

HỌC CÁCH NUÔI GÀ SAO, GIUN QUẾ - MÔ HÌNH LÀM GIÀU MỚI TỪ TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP


Học tập kinh nghiệm nuôi giun quế

 

 

Thực hiện chủ trương của Công ty TNHH MTV Thương Mại Quảng Trị, cách đây khoảng chừng 3 tháng, lô gà sao, giun quế đầu tiên đã được nhập về nuôi thử nghiệm tại Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp thuộc Công ty ở khóm tây 9, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gà Sao dễ nuôi, có giá trị cao

 

 

 

Đàn gà sao nhập về mới 1 ngày tuổi với trọng lượng khoảng 10gram đã được nuôi thành công với tỷ lệ sống lên đến 90%. Đàn gà tăng trưởng nhanh, sau 3 tháng nuôi đã đạt trọng lượng trung bình 1.4kg/con. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy tỷ lệ thịt chiếm 75% trọng lượng cơ thể. Gà Sao di chuyển nhiều, luôn bay nhảy (có thể bay cao quá 3,5m) nên thịt  săn chắc, thơm ngon (như thịt chim). Giá gà thương phẩm bán tại các tỉnh, thành phố miền bắc như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh... là 150.000 đồng/kg, tại Lao Bảo - Quảng Trị là 130.000 đồng/kg.

 

 

Để chuẩn bị cho việc nuôi thử nghiệm này, một tổ cán bộ của Trung tâm được cử đi học tập thực tế 5 ngày tại các Trung tâm nghiên cứu gia cầm có uy tín trong nước như: Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phương (Từ Liêm, Hà Nội); Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi quốc gia (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội); đi thực tế tại Ba Vì; tại Trại giun quế PHT (Phú Cường, Sóc Sơn),  tại Trung tâm gà Lạc Vệ (Bắc Ninh); các trang trại chăn nuôi gia cầm ở Hải Lăng, Triệu Phòng (Quảng Trị).

 

 

Việc nuôi thành công đàn gà và giun quế này chính là nhờ cán bộ Trung Tâm đã nắm vững các kỹ thuật nuôi. Có thể sơ lược kỹ thuật nuôi như sau:

 

 

Chuồng nuôi giun quế

Kỹ thuật nuôi Giun Quế:

-          Chuồng trại:

  • Nền: Đất nện chặt là tốt nhất, có thể tận dụng các nền bê tông đúc sẵn.
  • Tường: Xây bao quanh, cao tối thiểu 30cm. Có thể ngăn ô nhỏ cỡ 2m2
  •  Mái lợp: Cao tuỳ ý, vật liệu tuỳ ý nhưng đảm bảo che được ánh sáng từ ngoài vào.
  • Chuồng nuôi giun làm rất đơn giản, có thể làm theo kiểu một nữa chữ A, phần cạnh nghiêng lợp tranh đến sát đất, phần cạnh đứng phủ bằng rèm bạt nhằm mục đích che ánh sáng và nước mưa tràn vào.
  • Hướng chuồng trại: Phần cạnh đứng hướng về phía ít mưa nhất để tránh mưa, ngoài ra cần chú ý tránh ánh sáng
  • Chiều cao chuồng: Khoảng cao 1,5m x rộng 1,5m x dài 2m là phù hợp nhất

 -          Thả giống:

  • 10 kg sinh khối /1m2.
  • Rải 1 lớp dày cỡ 10cm

-          Chăm sóc:

  • Thức ăn: Phân bò, trâu... (Pha phân như hồ tô tường. Nếu chuồng ướt thì để phân đặc, nếu chuồng khô thì pha loãng phân như cháo đặc.)
  • Bố trí thức ăn: Theo ụ nhỏ, khoảng cách cỡ 15cm x 15cm
  • Thời gian ăn: 2 - 3 ngày/lần. Nhưng theo kinh nghiệm thì tốt nhất khi nào lớp phân tơi xốp thì lúc đó mới cho ăn tiếp.
  • Khối lượng thức ăn: 3kg phân/1m2

-          Thời gian thu hoạch:

  •  30 ngày kể từ ngày thả giống
Thu hoạch giun quế

Cách thức thu hoạch:

  • Lớp trên cùng: Cở 10cm là sinh khối
  • Lớp 2: Cở 10cm là nơi giun ở.
  • Lớp 3: Lớp cuối cùng là lớp phân giun
  • Lấy toàn bộ lớp 2 cho vào chậu, đưa ra ánh sáng giun sẽ chui dần xuống dưới, lấy dần lớp chất thải bên trên cho đến khi nào chỉ còn lại giun.

-          Nguyên tắc sinh sản:

  • 7 ngày đẻ 1 lần. 1 lần đẻ 1 kén, 1 kén nở từ 5 đến 15 con.
  • Thời gian nở kén: 21 ngày
  • Giun ngoi lên ăn phân và đẻ kén lớp trên cùng, và thải phân ra ở lớp thứ 3.
  • Giun hấp thu 30% phân và thải ra 70%.

-          Vận chuyển:     Đóng hộp đặt trong xe chuyên dụng đảm bảo nhiệt độ dưới 25 oC .

 

 

Gà Sao trưởng thành

Kỹ thuật nuôi gà Sao:

-          Chuồng trại:

  • Chuồng phải bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt của con người.
  • Nền: Đầm bằng bê tông  nhám.
  • Tường: Phần dưới xây bằng gạch hoặc táp lô cao cơ 50cm tính từ mặt đất. Phần trên rào bằng lưới B40 để thông thoáng
  • Mái: Tốt nhất là lợp tranh hoặc Fibro Xi măng. Ngoài ra có thể lợp bằng tôn tuy nhiên phải đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu (32oC bên trong chuồng trại). Phần mái phải lợp rộng vượt quá tường càng nhiều càng tốt để tránh mưa tạt vào. Thông thường tường cao 3m thì phần mái vượt rộng ra ngoài tối thiểu cở 1,2m .
  • Bao quanh tường lưới B40 là các tấm rèm bạt có thể cuốn lên, hạ xuống nhằm mục đích chắn gió mùa đông cũng như tạo thông thoáng vào mùa hè cũng như giảm thiểu lây nhiểm bệnh tật.
  • Lớp độn chuồng: Sàn rải chất độn bằng trấu hoặc phôi bào (phôi bào lưu ý các loại gổ có mùi độc) hoặc rơm khô bằm nhỏ. Độ dày của lớp độn cở 10cm.
  • Phải đảm bảo ánh sáng 100% thời gian.
  • Bố trí sào ngang chuồng cao cở 1 đến 1,5m để gà bay nhảy.
  • Chuồng phải bố trí nơi xa khu vực có nhiều tiếng ồn, tránh tiếng ồn..
  • Chuồng phải che phía trên để tránh gà bay ra. (gà có thể bay cao quá 3 m).
  • Chuồng phải che phía gió lùa.

-          Kỹ thuật nuôi:

  • Xử lý chuồng trại: Quét dọn sạch chuồng, dùng bơm áp suất cao để tẩy rửa toàn bộ chuồng. Quét vôi nồng độ 20% toàn bộ nền, tường chuồng, rải chất độn nền chuồng 10cm,  xữ lý vi khuẩn bằng chất tẩy clo. 1lít/1m2Để trống chuồng 2 - 3 ngày trước khi nuôi gà mới.
  • Giai đoạn úm Gà: Dùng tấm cót quây tròn, bán kính 1,5m để úm, bố trí quây trong chuồng trại. Trước khi đưa gà vào nuôi trong quây phải sưởi quây khoảng 5h. Gà mới nhận về cho uống nước khoảng 2 giờ trước khi cho ăn. Không cho gà ăn ngay.

Số lượng gà úm trong 1 quây: khoảng 400con/quây vào mùa hè, 500con/quây vào mùa đông (60 đến 70 con/m2). Thời gian úm: từ 1 đến 21 ngày tuổi, có thể kéo dài đến 28 ngày. Nhiệt độ trong thời gian úm: từ 29oC đến 33oC 

Kinh nghiệm: Nếu gà chụm vào nhau chứng tỏ nhiệt độ bị thấp, nếu gà tản ra quanh khoanh cót chứng tỏ nhiệt độ cao. Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng các bóng đèn điện.

Thức ăn: Ngô, cám, gạo, sắn, bột cá nhạt, đổ tương, hoặc các hợp chất được sản xuất chuyên cho gà.  Như đậm đặc con cò ...,   số lần ăn: 8 đến 10 lần/ngày. Máng uống: Nên mua máng uống có bán trên thị trường.  Máng ăn:  máng kích thước 50 x 50 phù hợp cho khoảng 50 gà con.

  • Sau Giai đoạn úm gà: Ngày đầu chăn thả ra khỏi quây thì nên thả khoảng 2 giờ/ngày. Mật độ chuồng: + 10 con/1m2.

 Thời gian đến khi xuất chuồng: Khoảng 3 tháng

Chế dộ dinh dưỡng: Cho ăn các loại thức ăn như trên. 1 ngày ăn từ 2 đến 3 lần vào sáng, trưa, tối. Nếu có bổ sung thêm thức ăn đạm như giun thì tỷ lệ khoảng 20% đến 25%.

  • Các lưu ý quan trọng: Thời gian úm gà phải cách ly tuyệt đối, người chăm sóc phải mang quần áo bảo hộ và phun thuốc khủ trùng. Rắc vôi lên các lối đi vào chuồng.
  • Mật độ nuôi bán chăn thả:

Giai đoạn Úm: 10 đến 15 con/m2

Giai đoạn từ tuần thứ 8 đến xuất bán: từ 6 Xuống 3con/m2

 

Bài: Trương Nhật Linh - KS SEPON

                                                                                               

                                                                                   

 

 

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến