This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 48

Số luợt truy cập: 469530

Văn hóa  >>   Tin tức

Biến phế thải thành phân bón giá rẻ


Ông Ayumi Konishi, Giám đốc đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định: “Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn".

 

Nhận định trên được đưa ra không sai khi một đoàn đại biểu đang tham dự Hội nghị giữa kỳ Các nhà tài trợ cho Việt Nam tới thăm dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn để tìm hiểu thêm về một dự án mang tính sáng tạo cao đang được thực hiện tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

 

Dự án do Quỹ Thách thức Việt Nam (VCF), ADB và Bộ Phát triển Quốc tế Anh đồng tài trợ, đang được Công ty TNHH Thương mại Quảng Trị thực hiện, và nhằm biến một sản phẩm phế thải thành phân bón. Cụ thể, dự án sẽ sản xuất phân bón vi sinh nhả chậm từ vỏ nâu (phế thải rắn) thải ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn. Dự án cũng đào tạo những người nông dân Paco, Vân Kiều nghèo, ít học để sử dụng phân bón vi sinh cho cây sắn nhằm thu được năng suất và chất lượng tốt hơn.

 

Sản xuất sắn là một trong những hoạt động sản xuất quan trọng nhất của 600 nghìn dân cư tại tỉnh Quảng Trị; một tỉnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Phần lớn các hộ gia đình nông thôn có ít cơ hội để đa dạng hóa các nguồn sinh kế của mình và thường tập trung vào một số ít các loại hình sinh kế. Khu vực thực hiện dự án, huyện Hướng Hóa, là một huyện miền núi nằm sát biên giới với Lào. Huyện có dân số khoảng 72.500 người (trong đó bao gồm người Paco, Vân Kiều và người Kinh). Tỷ lệ đói nghèo của huyện là khoảng 20,4%, cao hơn so với tỷ lệ trung bình của tỉnh.

 

Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng giám đốc TNHH Thương mại Quảng Trị cho biết: “Nó giúp chúng tôi đảm bảo được nguồn cung sản phẩm cho công ty mình, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng, và từ đó cải thiện đời sống của người dân địa phương. Chúng tôi cũng hy vọng mở rộng được cách làm này cho những địa phương khác và cho những sản phẩm khác”, ông nói thêm.

 

Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh cũng mang lại những lợi ích lớn về mặt môi trường. Nó biến một sản phẩm phế thải thành phân bón, giúp giảm thiểu nạn phá rừng bằng cách chứng minh cho đồng bào dân tộc thiểu số thấy việc bón phân cho đất sẽ mang lại năng suất tốt hơn là đốn chặt những diện tích rừng quý giá. Nó cũng giúp cải tạo đất, vốn bị mất đi những chất dinh dưỡng quý giá trong quá trình trồng sắn, bằng cách bón phân bón vi sinh tự nhiên.

 

Ông Buddhika Samarasinghe, trưởng nhóm tư vấn Dự án M4P2 nói: “Nó có tiềm năng lớn ở nhiều khía cạnh, như bền vững về mặt thương mại, mang lại những tác động tích cực về mặt môi trường, và đồng thời cũng có cơ hội lớn để được nhân rộng. Nếu thành công, đây có thể là mô hình cho nhiều công ty chế biến tinh bột sắn khác ở Việt Nam học tập, và từ đó có thể có tác động tới hàng chục nghìn người nghèo khác,” ông nói thêm.

 

Đến cuối tháng 12 năm 2011, dự án dự kiến sẽ sản xuất được 1.500 tấn phân bón vi sinh giá rẻ cho những người dân tham gia. Trong thời gian thực hiện dự án, dự kiến sẽ có khoảng 3.000 hộ gia đình nông dân, hay khoảng 15 nghìn người (50% là phụ nữ) sẽ nâng cao được thu nhập, thông qua việc cải thiện năng suất và đảm bảo giá cả cho những sản phẩm sắn họ trồng với việc bón phân.

 Bài: Ngọc Linh ( Theo Báo Nhân Dân online)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác