This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 8

Số luợt truy cập: 468964

Văn hóa  >>   Tin tức

TRỘN TẠP CHẤT VÀO MỦ CAO SU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM


 Thời gian gần đây, giá mủ cao su tăng trở lại khiến người trồng cao su phấn khởi vì nguồn thu từ cao su tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động khai thác, mua bán mủ cao su diễn ra bình thường thì vẫn xảy ra tình trạng một bộ phận người dân pha trộn các tạp chất như đất, đá, thạch cao, rác... vào mủ cao su khô để tăng khối lượng nhằm kiếm lời nhiều hơn từ các nhà máy thu mua.

 Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ phải cử công nhân phân loại mủ bằng phương pháp thủ công

 Theo thống kê của Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ, thời gian gần đây bình quân trong 20 tấn mủ cao su khô mà nhà máy thu mua của người dân và tiểu thương thì có khoảng 1 tấn tạp chất như đất, đá, thạch cao, rác... lẫn vào. Để loại bỏ các tạp chất này, ngoài các thiết bị kiểm tra của nhà máy, đơn vị còn phải bố trí nhiều nhân công để trực tiếp phân loại tạp chất bằng phương pháp thủ công. Tình trạng này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như uy tín trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

 

 

Ông Hồ Đăng Vinh, Giám đốc Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ cho biết: “Việc bị pha lẫn tạp chất trong mủ cao su khô ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Trong một lô hàng xuất đi chỉ cần phát hiện một vài mẫu rác thì đối tác có thể trả lại. Mặt khác cao su bị pha tạp chất thì chất lượng mủ giảm, không duy trì được độ dẻo, không đáp ứng được yêu cầu và bạn hàng không chấp nhận sản phẩm, như vậy ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp”, Hiện nay các doanh nghiệp thu mua mủ cao su tiểu điền đang gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát chất lượng mủ đầu vào.

 Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm đầu ra đối với cao su khối và cao su ly tâm, tương đương tiêu chuẩn quốc tế, nhưng chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho mủ cao su nguyên liệu đầu vào để làm cơ sở kiểm tra, xử lý sai phạm. Trước thực trạng pha trộn tạp chất vào mủ cao su xảy ra ở nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã có hướng dẫn về tăng cường quản lý chất lượng mủ nguyên liệu và đưa ra một số phương pháp kiểm tra chất độn. Tuy nhiên, theo VRA việc pha trộn chất lạ vào mủ cao su ngày càng tinh vi, khó phát hiện, dẫn đến việc nhiều nhà máy khó đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

 Tại Quảng Trị hiện có 10 nhà máy, cơ sở chế biến mủ cao su, trong đó 8 nhà máy, cơ sở chế biến đang hoạt động với tổng công suất thiết kế của các nhà máy trên 35.000 tấn/năm. Đầu vào của các nhà máy và cơ sở chế biến tư nhân với nguồn nguyên liệu chủ yếu thu mua từ cao su tiểu điền và qua thương lái nên việc đảm bảo chất lượng chỉ mang tính tương đối. Việc mua phải mủ cao su pha tạp chất làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Để hạn chế tình trạng này, các doanh nghiệp rất cần có quy chuẩn quốc gia để quản lý chất lượng mủ cao su nguyên liệu. Đây là điều kiện cần thiết để nâng cấp chất lượng sản phẩm cao su và là công cụ, cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện.

 Ngoài ra, để góp phần triệt tiêu gian lận thương mại bằng cách trộn tạp chất vào mủ cao su nhằm hưởng lợi, nhiều chuyên gia trên lĩnh vực này đề xuất nên thay đổi thói quen thu mua mủ cao su nguyên liệu theo cách tính TSC (hàm lượng chất rắn) sang phương pháp tính DRC (hàm lượng cao su khô). Đây cũng là phương pháp mà hầu hết các nước sản xuất cao su thiên nhiên áp dụng để người nông dân được hưởng lợi.

 Việc pha trộn chất lạ vào mủ cao su nguyên liệu khi cung cấp cho các nhà máy chế biến cao su dẫn đến chi phí tăng, tỷ lệ hao hụt lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cao su thiên nhiên, làm giảm chất lượng nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm cao su và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến uy tín của các doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu. Đây là thực trạng cần phải được các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu mua sản phẩm cho người nông dân.

Theo Thanh Trúc ( Báo QT)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác