This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 6

Số luợt truy cập: 469403

Văn hóa  >>   Tin tức

TẠO VÒNG TRÒN KHÉP KÍN CHO CÂY SẮN VIỆT NAM


Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa tại tỉnh Quảng Trị, miền Trung nước Việt Nam có công suất 600 tấn sắn củ tươi/ngày, sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu và là sự phát triển bền vững hiện đại trong việc giảm nghèo tại Việt Nam.

 

Chìa khóa cho sự thành công của Nhà máy đã tạo được vòng tròn của việc sử dụng cây sắn và những chiến dịch cho sự phát triển bền vững giữa nhà máy và nông dân.

 

Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa được thành lập năm 2004 tại vùng miền núi nghèo nơi mà không có nhiều điều kiện trong nông nghiệp. Những dân tộc thiểu số là dân di cư, vì thế việc giảm nghèo đang đối mặt với nhiều thách thức.

Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

 

  

Việc thành lập Nhà máy Tinh bột sắn tạo nhiều cơ hội cho nông dân để trồng sắn làm nguyên liệu thô cho Nhà máy, chuyển thành tái định cư bền vững và tạo ra thu nhập lâu dài.

 

Tuy nhiên, sau 5 năm trồng cây sắn, năng suất sắn đã bị giảm – đất trồng trở nên bạc màu, cằn cỗi.

 

Nhà máy đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Thêm vào đó, việc xữ lý nước thải và rác thải cứng được thải ra từ việc sản xuất sắn không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường trong vùng.

 

Những thành công ban đầu trở nên mong manh, không bền vững. Nhà máy phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa vì ô nhiễm môi trường và thiếu nguyên liệu .

 

Phân vi sinh cho cây sắn

 

 

Ký kết với đồng với tổ chức SNV

 

 

Phải đối mặt với những thách thức trên, năm 2009, Nhà máy bắt đầu nghiên cứu để sản xuất phân vi sinh từ rác thải và cung cấp cho người dân với giá thấp để bón phân tái tạo đất.

 

Sản xuất phân vi sinh cho người dân để nhằm khôi phục lại chất dinh dưỡng  cho đất và tăng năng suất cây sắn.

 

Nhà máy đã ký hợp đồng mua sắn với nông dân để giúp nông dân đảm bảo đầu ra. Về việc xữ lý nước thải, nhà máy đã đầu tư hệ thống xữ lý nước thải kỵ khí từ việc kinh doanh chứng chỉ giảm phát thải thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM).

 

Hệ thống xữ lý 2.200m3 rác thải/ngày. Khí biogas thu được từ hệ thống đã được sử dụng làm nguyên liệu đốt lò và điện cho nhà máy.

 

Đối với những người dân trồng sắn, nhà máy đã hỗ trợ công nhân và hỗ trợ kỹ thuật trong từng vùng, hỗ trợ để giúp nông dân về vốn và phát triển nguyên liệu thông qua những hợp đồng thương mại, mà có thể xem như là cách để giúp nông dân tiếp cận thị trường.

 

Ông Hồ Xuân Hiếu – Giám đốc Nhà máy, người đã tham gia trồng sắn từ những ngày đầu tiên nói rằng phương châm kinh doanh của nhà máy là “ Kinh doanh cùng người nghèo”

  

Những lợi ích  xa hơn

Ông Hiếu và đối tác tại Nhà máy sản xuất phân vi sinh

 

Sau đó Nhà máy thực hiện nhiều phương pháp giúp người dân như đào tạo kỷ thuật, hạn chế sâu bọ, tổ chức tour học tập nghiên cứu, hội thảo, giúp mọi người tại thời điểm khó khăn do tình trạng suy thoái kinh tế.

 

Hiện tại, nhiều người dân là dân tộc thiểu số có thu nhập trên 100 triệu đồng Việt Nam /năm(5.000USD) từ cây sắn.

 

Nhà máy nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ và hợp tác toàn bộ từ người dân địa phương. Từ một huyện  nghèo, Hướng Hóa đã dần dần vươn lên thoát nghèo và phát triển mức sống cao hơn trước đây.

 

Sự đóng góp từ  cây sắn có ý nghĩa trong sự khâm phục này.

Website: http://sepon.com.vn

Biên dịch: H.C

Theo Tạp chí : RioPlus Business Focus:

 http://rioplus.org/rio20-business-focus-creating-a-closed-loop-for-cassava-in-vietnam/

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác