This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 6

Số luợt truy cập: 469435

Văn hóa  >>   Tin tức

NHẬN DIỆN, LƯỜNG TRƯỚC RỦI RO ĐỂ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH VÀ XỮ LÝ LÀ TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU TRONG KINH DOANH, SẢN XUẤT, ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ


 

 

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh - đầu tư những biến động của thị trường khó lường luôn đồng hành tiềm ẩn cả “may mắn và rủi ro”, có rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan đều đã xảy ra. Trong quá trình điều hành, quản trị phải biết lường trước. Từ đúc kết hoạt động của Công ty thì  “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vừa qua nhờ áp dụng nhiều biện pháp quản trị đã khắc phục và hạn chế được nhiều rủi ro, đưa Công ty tồn tại và phát triển.

 

1.     Nhận biết rủi ro: Trên các phương án sản xuất kinh doanh đầu tư, trong các nghị quyết hàng năm. Để xây dựng được kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, không bao giờ được chủ quan, qua loa, mà phải cân nhắc, phản biện, thẩm định, so sánh lợi thế, lường trước để hạn chế rủi ro và có phương án phòng ngừa, xữ lý khi phát sinh.

 

2.      Có nhiều loại rủi ro, rủi ro do biến động chung, rủi ro do chủ quan con người...

a.  Về rủi ro do biến động chung: Như tình hình khủng hoảng thế giới về kinh tế, các nước hạn chế nhập khẩu làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu;  hoặc do chiến tranh thiên tai; do cơ chế của nhà nước... dẫn đến đầu vào tăng, thắt chặt tín dụng, vay vốn khó, chính sách thuế, hàng rào thuế quan vận tải... xảy ra cả trong nước và các nước đều có ảnh hưởng đến Công ty, đặc biệt là các nước Lào, Trung Quốc, Thái Lan.

 

b. Về rủi ro do chủ quan: Do năng lực yếu, không nắm vững các quy định của luật pháp, hay chủ quan làm qua loa, dựa dẫm vào cấp trên để mạo hiểm để tránh bớt trách nhiệm khi xảy ra rủi ro; hoặc vì lợi ích cá nhân, thân thuộc, giải quyết công việc theo cảm tính, đặt cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích Công ty, dẫn đến sai sót gây thiệt hại rủi ro.

    

Một số rủi ro thường gặp:

  

              1.   Rủi ro về tài chính:

   

-       Do nóng vội đầu tư, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, hiệu qủa đầu tư chưa kịp đến nhưng nợ ngắn hạn phải trả, dẫn đến thua lỗ phá sản.

 

-       Do thiếu quản lý dòng tiền, tin vào các phương án chỉ hợp lý trên giấy, để người sử dụng vốn dùng sai mục đích dẫn đến mất vốn (đã xảy ra ở Công ty).

 

-       Do lỏng lẽo trong việc kiểm tra thẩm định hoặc sơ suất trong câu chử trong khởi kiện, kết luận để cá nhân, đối tác lợi dụng, sử dụng nghiệp vụ pháp luật chiếm đoạt.

 

-     Do các phương án khoán thiếu chặt chẻ, không thế chấp, các quy định chế tài thiếu, khi mất vốn không có cơ chế giải quyết...

  

               2.   Rủi ro về đầu tư:

 

-     Do chủ quan, thiếu phản biện, hoặc có phản biện nhưng quyết định duy ý chí, chưa đánh giá hết các yếu tố rủi ro, “ ảo tưởng một chiều”, khi vấp phải một số chính sách cản trở không vượt qua được, dẫn đến rủi ro (phương án thua lỗ).

 

-      Do số liệu điều tra thiếu chính xác, nên xây dựng dự án đầu tư chưa tương ứng, bảo lụt thiên tai, thiếu biện pháp ứng phó, gây thiệt hại rủi ro.

 

-       Do nhu cầu đầu tư chưa cần thiết, đầu tư vội vàng, dẫn đến lãng phí hiệu qủa thấp.

 

-     Trong đấu thầu quản lý, giám sát sơ hở, để nhà thầu lợi dụng nâng giá, thiết bị chất lượng kém hoặc đánh tráo thiết bị (“gia công” lại thiết bị cũ) đưa vào công trình gây thiệt hại.

  

               3.     Rủi ro trong sản xuất, kinh doanh

   

-      Trong sản xuất thiếu biện pháp chủ động về sản xuất, khách hàng, bảo trì máy móc, cung cấp phụ tùng, quản lý, giữ vững vùng nguyên liệu, cũng như còn phụ thuộc vào một thị trường, là những tiềm ẩn lớn về rủi ro, khó lường, cần được nghiên cứu để có phương án quản trị.

 

-       Do nắm thông tin thiếu và chưa kịp thời, việc mua bán tiêu thụ hàng không hợp lý dẫn đến hàng hoá tồn đọng, chất lượng giảm, chịu lãi vay tồn kho dẫn đến thua lỗ. Trong quá trình kinh doanh thiếu kiểm tra, thẩm định để khách hàng chiếm dụng vốn, thua lỗ.

 

-       Mạo hiểm trong kinh doanh không lường trước được rủi ro, bất chấp, gây thiệt hại rủi ro.

  

              4.     Rủi ro trong quản lý, bảo quản tài sản:

   

-       Thiếu quy chế chặt chẽ trong định mức quản lý, bảo quản tài sản, dẫn đến tài sản mất mát, hư hỏng, “cha chung” lãng phí.

 

  5.  Rủi ro về công tác tổ chức:

   

-       Việc tuyển chọn, đề bạt, đào tạo và bố trí không đúng người đúng việc, dẫn đến một số cán bộ, công nhân không làm được việc, không đáp ứng yêu cầu, được cấp kinh phí cho đào tạo lại chuyển việc, không có biện pháp chế tài, gây lãng phí “mất của mất người” ảnh hưởng đến hiệu quả chung về nhiều mặt của đơn vị.

 

             Để hạn chế và quản trị được rủi ro phải có một số biện pháp chung đồng thời cũng có một số biện pháp cụ thể cho từng trường hợp như: rủi ro do biến động chung thì phải dự đoán để tránh “bão” hoặc hạn chế thiệt hại qua kênh thông tin của chính phủ, của các chuyên gia và phải thường xuyên truy cập - xử lý. Trong rủi ro có tiềm ẩn may mắn, nếu biết khai thác có khi rủi ro của Doanh nghiệp này, của quốc gia này, của mặt hàng này lại “may mắn” cho quốc gia, doanh nghiệp khác. Quan trọng là phải biết phán đoán và khai thác tận dụng.


                   Khi nhận diện được rủi ro, vấn đề là khắc phục và quản trị rủi ro, có nhiều sáng kiến, biện pháp để khắc phục và quản trị đáng để học tập và tham khảo. Dưới đây là một số biện pháp cần tham khảo:

  

·     Quản trị rủi ro do chủ quan của con người:

   

-      Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, điều hành, trước hết phải có bộ máy, một số chuyên viên có chuyên nghiệp, trung thực, công tâm và khách quan, đặt lợi ích Công ty lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, quyết không để rủi ro xảy ra cho Công ty.

 

-       Phải theo dõi đánh giá chặt chẽ, năng lực, đạo đức của bộ phận tham mưu, kiên quyết loại bỏ các chuyên viên đề xuất tham mưu sai, gây thiệt hại cho Công ty, đơn vị hoặc cố ý làm trái gây thiệt hại.

 

-     Trong thực hiện phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

  

·     Quản trị rủi ro về quản lý tài chính:

   

-      Không nên sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn vì có nhiều rủi ro do áp lực thanh toán và sai quy định.

 

-     Trong quản lý nguồn vốn kinh doanh phải theo dõi, kịp thời phát hiện đường đi của nguồn vốn đề phòng sử dụng vốn sai mục đích dễ phát sinh rủi ro.

 

-       Phải kiểm tra tính pháp lý, cần kiểm tra kỹ để các hợp đồng kinh tế, phải đúng với các quy định của pháp luật, đảm bảo tính pháp lý đầy đủ, có lợi  cho Công ty khi xảy ra tranh chấp.

 

-     Tiếp tục sử dụng “công cụ thế chấp, tín chấp” để tăng cường trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các phương án và cũng nên xem xét cụ thể, công bằng, minh bạch khi xử lý rủi ro.

 

-       Theo dõi cảnh báo và quản lý các phương án đang thực hiện có nguy cơ rủi ro, quản lý và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ còn tồn đọng.

  

·     Quản trị rủi ro về đầu tư:

   

-      Phải đánh giá và điều tra chính xác và đầy đủ các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường nên phản biện đầy đủ trước những tiềm ẩn rủi ro và khả năng và biện pháp xữ lý rủi ro trước khi quyết định đầu tư.

 

-       Trong đấu thầu phải chặt chẻ, đúng quy trình, quy định, có thẩm định, so sánh, đánh giá (năng lực thực tiển, khả năng tài chính), có kết quả cụ thể chứng minh để chọn lựa.

 

-       Phải chọn đơn vị có năng lực giám sát, để công trình có chất lượng, đáp ứng yêu cầu có hiệu quả, giá hợp lý.

 

-       Đề phòng nhà cung ấp đánh tráo, thay thế thiết bị củ, gia công lại thiết bị củ đưa vào công trình nên đưa cán bộ giám sát chặt chẻ kiểm tra trước khi vận hành.

 

-       Hợp đồng phải chặt chẻ, ràng buộc trách nhiệm bằng vật chất, có bảo hành, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế lâu dài.

 

-       Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tổ chức đánh giá từng dự án mỗi năm sau đầu tư.

 

  ·     Quản trị rủi ro trong sản xuất, kinh doanh:

   

-    Các phương án kinh doanh tốt là phương án phải đạt yêu cầu, có hiệu quả cả đầu vào lẫn đầu ra, phải thông suốt, đối tác có năng lực và điều kiện để cung cấp và tiêu thụ, theo dõi và giám sát đề phòng rủi ro từ khách hàng để có biện pháp xữ lý kịp thời.

 

-    Để nâng cao trách nhiệm khi thực hiện phương án, đơn vị và cá nhân thực hiện nên có thế chấp vật chất theo quy định của Công ty.

 

-     Luôn cảnh giá phòng ngừa thiên tai, cháy nỗ, mất mát, tồn kho, nợ khó đòi phải có biện pháp xữ lý kịp thời.

  

·     Quản trị tài sản Công ty

   

-       Phải có định mức sử dụng vật tư thiết bị, tiết kiệm có hiệu qủa, đồng thời chăm sóc thiết bị kéo dài tuổi thọ sử dụng, cũng như điều chuyển tài sản dư thừa, hạn chế mua sắm mới để tiết kiệm.

 

-       Kiểm tra phòng ốc, thiết bị sau giờ làm việc, phòng chống trộm cắp, cháy nỗ, mưa bảo gây thiệt hại.

 

    Trong những năm qua Công ty liên tục đổi mới công tác quản trị rủi ro, nhiều sáng kiến được áp dụng kịp thời và đang thực hiện chuyên môn hóa từng nghiệp vụ nên hạn chế rất nhiều rủi ro.

 

    Rủi ro phát sinh trong kinh doanh, trong đầu tư, trong quản trị tài chính trong những năm qua đã gây thiệt hại cho Công ty và nhà nước, do sơ suất trong quản trị, nể nang không thực hiện đúng như quy trình, quy định phải xữ lý đã làm tổn thất tình cảm, uy tín và truyền thống đoàn kết của đơn vị.

 

    Rút kinh nghiệm Công ty đã tổ chức sửa đổi lại điều lệ, ban hành một số quy  chế mới.. tổ chức bộ phận pháp chế, tăng cường công tác kiểm soát. Tình hình nói chung  đã được kiểm soát, không phát sinh nợ mới, nợ củ đã được thu hồi. Mặc dầu vậy nhiều vấn đề của thương trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh phải cảnh giác phòng ngừa, đặt lợi ích Công ty lên trên hết, hạn chế tối đa thua lỗ thiệt hại, đưa Công ty phát triển bền vững.

 

Phan Văn Sinh - Chủ tịch HĐTV

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác