This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 46

Số luợt truy cập: 469487

Văn hóa  >>   Tin tức

CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ


Làm đúng từ đầu

Từ cuối tháng 9/2012, Cty Thương mại Quảng Trị đã về đích kế hoạch SX-KD năm 2012. Năm nay, Cty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 24 tỷ đồng, so với kế hoạch được giao 17 tỷ đồng. Nhìn lại những năm vừa qua, TGĐ Hồ Xuân Hiếu, nói: “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã làm nên thương hiệu của Cty Thương mại Quảng Trị”.

 

Gần mười năm trước, với một tầm nhìn xa, khi ấy ông Hiếu đang là trưởng của một bộ phận sản xuất nhưng đã tư vấn cho lãnh đạo Cty sớm xây dựng chiến lược phát triển bền vững giữa DN và người dân. Gắn phát triển, buôn bán thương mại với sản phẩm nông nghiệp, phải làm đúng ngay từ đầu để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm có sức vươn xa.

 

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghịệp đầu tiên của Cty là xây dựng NM Chế biến tinh bột sắn ở huyện Hướng Hóa với tổng kinh phí ban đầu 20 tỷ đồng (đến nay đã đầu tư lên 150 tỷ đồng). Không như các DN khác, Cty Thương mại Quảng Trị xác định để NM có nguyên liệu hoạt động thì không gì bền vững hơn phải đầu tư trực tiếp cho nông dân trồng sắn. Hơn 5.000 hộ dân với khoảng 25.000 người là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở vùng Lìa được Cty giúp trồng sắn bằng cách dạy bà con cách làm đất, trồng đúng quy trình kỹ thuật, bón phân vi sinh cho cây sắn, ứng tiền cho bà con mua máy cày làm đất...

 

 
 Cánbộ Nhà máy tậphuấn trồng sắn cho người dân vùng núi

 

 

Trong quá trình đó NM luôn có sẵn 12 kỹ sư nông nghiệp về bản sinh sống với bà con để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc khi bà con tiếp cận về trình độ thâm canh nông nghiệp bậc cao. Rồi NM ký luôn hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân với mức bằng giá thị trường. Nếu vụ nào giá sắn thấp dưới 1.000 đồng/kg thì NM bù thêm đủ 1.000 đồng/kg cho bà con. Giá sắn củ hiện tại gần 2.000 đồng/kg.

 

Ông Ắm Ting ở bản Xa Truông, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa - người đạt kỷ lục về thu nhập từ trồng sắn cho biết, nhờ NM dạy cho bà con cách thâm canh nên năng suất sắn ở đây đạt khá cao, bình quân từ 25 đến 30 tấn/ha. Gia đình ông trồng 7 ha sắn được gần 180 tấn sắn củ, bán cho NM thu về gần 230 triệu đồng. Ông xúc động nói NM đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của gia đình ông và nhiều bà con vùng Lìa. Trước đây gia đình ông chật vật với cái ăn, nay nhờ thay đổi phương thức sản xuất mà trở nên giàu có, no đủ.

 

Nhờ có cách làm ăn bài bản, khoa học nên diện tích trồng sắn ban đầu của bà con chỉ 300 ha, sau 5 năm Cty đã giúp bà con vùng Lìa trồng lên được gần 5.000 ha, tạo thành vùng nguyên liệu bền vững. Cây sắn đã làm cho hàng ngàn hộ gia đình người miền núi được đổi đời, không còn phá rừng làm nương rẫy, hàng trăm hộ gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm. Với Cty, trừ những năm đầu doanh thu từ NM Chế biến tinh bột sắn còn khiêm tốn, nhưng về sau mỗi năm doanh thu đến 300 tỷ đồng, sau 8 năm xây dựng NM và vùng nguyên liệu, tổng doanh thu từ NM chế biến này mang về gần 2.000 tỷ đồng.

 

Mới đây, lãnh đạo của gần 20 NM chế biến tinh bột sắn của toàn quốc đã về Cty Thương mại Quảng Trị tìm hiểu và học tập mô hình đầu tư về nông thôn của Cty. Bởi vì, không phải NM tinh bột sắn nào cũng làm được như NM của Cty Thương mại Quảng Trị.

 

Từ thành công theo mô hình đầu tư mạnh cho nông thôn và nông dân ở NM Chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa và vùng nguyên liệu sắn, Cty đã tiếp tục mở rộng đầu tư NM chế biến mủ cao su ở huyện Cam Lộ, đầu tư NM chế biến nông sản như hồ tiêu, gạo huyết rồng; đầu tư trồng ném, trồng lạc trên diện tích ngàn ha... tạo ra được một hiệu ứng phát triển có chiều sâu với nông dân.

 

Chú trọng công nghệ mới

 

Ông Hồ Xuân Hiếu cho biết làm nông nghiệp bây giờ cứ theo truyền thống thì dễ thất bát. Trên cơ sở đó, phải hết sức chú trọng đến những công nghệ mới, đây là cốt lõi tạo ra giá trị cao cho sản phẩm. Ông Hiếu ví dụ khi dạy cho nông dân trồng sắn hàng hóa, ông không dùng giống sắn có sẵn ở Quảng Trị, mà vào đến tỉnh Tây Ninh mua giống mới KM94 để trồng. Có giống tốt rồi thì canh tác phải đúng quy trình kỹ thuật, thu hoạch đúng quy định và chế biến sản phẩm đạt chuẩn quốc tế

 

Để làm được vậy từ khi bắt đầu khâu làm đất phải có hệ thống máy cày đúng chuẩn, là máy MTZ82, phải đầu tư mua 60 xe ben thu mua sắn kịp thời cho bà con. Khi sắn được thu hoạch phải chế biến ngay trong ngày để được tinh bột tốt. Một hệ thống xử lý môi trường đúng tiêu chuẩn quốc tế cho NM chế biến. Nói tóm lại để thành công trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn, ngoài cái tâm, niềm say mê của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, thì vấn đề giống tốt, công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp, tổ chức sản xuất bài bản và đặc biệt chia sẻ quyền lợi với nông dân là những điều dẫn đến thành công.

 

Với cây hồ tiêu, cây cao su, các cây công nghiệp dài, ngắn ngày khác, Cty Thương mại Quảng Trị đều làm bài bản như vậy. Ông Hiếu tính toán khi làm ra một sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa thì vốn mà Cty đầu tư đã chiếm hết 95% trị giá sản phẩm đó (gồm đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư trực tiếp cho người dân thông qua tập huấn, học nghề, đi thực tế nâng cao trình độ, đầu tư mua nguyên liệu đầu vào...), phần lãi trên sản phẩm Cty thu được chừng 5%.

 

Trong quá trình phát triển, Cty Thương mại Quảng Trị đã tạo ra được sự gắn kết bền vững giữa bốn nhà (DN, người dân, chính quyền và nhà khoa học) để không ngừng tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị, góp phần làm cho thương hiệu của Cty ngày càng gắn liền với cuộc sống của người dân. Ở Quảng Trị nhiều người gọi DN của ông Hồ Xuân Hiếu là Cty của nông dân.

 

Ngày 3/12, đến thăm và làm việc với Cty Thương mại Quảng Trị, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhận xét: “Với chiến lược đầu tư về nông thôn và nông dân hiệu quả và ý nghĩa của mình, Cty Thương mại Quảng Trị xứng đáng là người bạn thân thiết của nông dân Quảng Trị. Hiện Cty đang được Đảng và Nhà nước xem xét tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

 

Theo Lâm Quang Huy ( Báo Nông nghiệp Việt Nam)

 

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác