This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 52

Số luợt truy cập: 469561

Văn hóa  >>   Tin tức

LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU


              Huyện Cam Lộ có trên 4.100 ha cao su tiểu điền, trong đó có hơn 2.500 ha đã đưa vào khai thác, tổng sản lượng mủ khoảng 3.100 tấn/năm. Những năm trước đây, giá thu mua mủ cao su trên địa bàn thường bấp bênh và thấp hơn rất nhiều so với giá thu mua của nhà máy, do bị tư thương ép giá. Với sự hỗ trợ của Dự án Viện Mê Kông về xây dựng các tổ, nhóm liên kết nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu, cao su, mô hình Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh cao su Thượng Nghĩa (xã Cam Nghĩa), Mai Đàn (xã Cam Chính) được thành lập nhằm liên kết sản xuất, tiêu thụ mủ cao su giữa các hộ nông dân và nhà máy mà không qua khâu trung gian, góp phần thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ cao su trên địa bàn.

 

Ký kết hợp đồng thu mua mủ cao su giữa Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ với nhóm nông dân xã Cam Nghĩa

 

Bước vào vụ khai thác mủ cao su năm nay, bà Hà Thị Tư, ở thôn Thượng Nghĩa, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ không bán mủ cao su cho các thương lái nữa, mà sản phẩm mủ được gom tại nhóm hộ 10 người, sau đó nhóm hộ này cử người đại diện trực tiếp đưa đến Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ để bán theo hợp đồng đã ký kết. “Khi tham gia vào tổ hợp tác, ngoài việc được thu mua sản phẩm ổn định, lâu dài theo giá thị trường như hợp đồng đã cam kết, chúng tôi còn được nhà máy hỗ trợ thuốc chống đông, máng che mưa, kỹ thuật khai thác… Nhóm hộ được nhà máy thu mua mủ cao su với giá hợp lý, nên thu nhập tăng cao và ổn định hơn rất nhiều so với năm trước. Nếu nơi nào người dân trồng cao su đều tham gia tổ hợp tác như chúng tôi thì nông dân không còn lo bị tư thương ép giá nữa”, bà Tư chia sẻ.

 

 
 Ký kết hợp đồng thu mua mủ cao su giữa Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ với nhóm nông dân xã Cam Nghĩa

 

 

Ông Hoàng Đức Thân, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh cao su Thượng Nghĩa, xã Cam Nghĩa, cho biết: “Những năm trước đây, giá mủ cao su của thương lái thu mua biến động tăng giảm từng ngày một, nông dân rất bất an. Khi thành lập tổ hợp tác, chúng tôi bán mủ cao su trực tiếp cho nhà máy, giá cả ổn định, cao hơn nhiều so với năm trước. Mặc dù từ khi nhóm hộ bán mủ cao su trực tiếp cho nhà máy thì tư thương luôn thu mua mủ cao su của các hộ xung quanh cao hơn giá nhà máy thu mua cho chúng tôi 2 giá, nhưng mọi người vẫn quyết tâm không bán sản phẩm qua khâu trung gian, xây dựng hình ảnh làm ăn uy tín lâu dài của nhóm hộ với nhà máy”.

 

Cán bộ kỷ thuật triển khai kỷ thuật cao mũ cao su cho người dân

 

Đến nay trên địa bàn huyện Cam Lộ đã thành lập được 2 tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh cao su, có hợp đồng cam kết bán sản phẩm mủ cao su trực tiếp cho Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ. Trong đó, tổ hợp tác tại thôn Thượng Nghĩa, xã Cam Nghĩa có 10 thành viên và tổ hợp tác tại thôn Mai Đàn, xã Cam Chính có gần 20 thành viên tham gia. Theo quy chế hoạt động, các thành viên trong tổ hợp tác phải trồng, chăm sóc, thu hoạch và bán mủ cao su theo quy định của tổ, không bán sản phẩm qua trung gian hoặc ra bên ngoài mà phải bán tận gốc cho nhà máy; mủ đảm bảo không trộn tạp chất… Các tổ hợp tác này cũng ký hợp đồng bán sản phẩm với Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ với nhiều điều khoản có lợi cho 2 bên: Nông dân được bán mủ cao su trực tiếp cho nhà máy với giá cao nhất, được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm của mình làm ra mà không chia sẻ lợi ích với khâu trung gian. Với doanh nghiệp thì tìm được nguồn hàng ổn định chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo yêu cầu đầu vào khắt khe của nhà máy.

 

Có thể khẳng định, việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh cao su ở Cam Lộ đã mở ra hướng đi bền vững trong liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, góp phần giải quyết bài toán giá cả thị trường bấp bênh vì phụ thuộc vào thương lái bấy lâu nay. Đây cũng là cách hợp tác có trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp với nông dân, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo định hướng phát triển của huyện Cam Lộ.

 

Theo Khánh Ngọc

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác