This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 7

Số luợt truy cập: 469039

Văn hóa  >>   Tin tức

Cây sắn vùng Lìa trước nguy cơ rệp sáp bột hồng phá hoại


Nhữg ngày gần đây người dân các xã vùng Lìa (Hướng Hóa, Quảng Trị) hoang mang lo lắng trước thông tin rệp sáp bột hồng đang phát triển mạnh, tàn phá nhiều diện tích sắn ở các xã A Dơi, A Xing, A Túc và nguy cơ lây lan ra toàn vùng là rất cao. Với diện tích cây sắn toàn vùng lên tới trên 4.500 ha, nếu để xảy ra dịch bệnh rệp sáp bột hồng là một thảm họa đối với người dân cũng như công nghiệp chế biến tinh bột sắn.


Theo các nhà chuyên môn, rệp sáp bột hồng (Phennacoccus manihoti, tên tiếng Anh là Pink Cassava Mealybug) có nguồn gốc từ Paraguay- Nam Mỹ sau đó di thực đến nhiều nước trên thế giới. Ở Đông Nam Á, năm 2009 lần đầu tiên phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn tại Thái Lan và Campuchia và đang có nguy cơ lây lan nhanh rộng sang các nước trong khu vực. Năm 2012, nước ta cũng đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại sắn ở một số tỉnh phía nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum... và gần đây tại các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

 
 

Rệp sáp bột hồng là sinh vật ngoại lai có khả năng lây lan nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, dụng cụ và phương tiện vận chuyển nên khó phòng ngừa; mặt khác chúng lại có lớp bột sáp bảo vệ nên khó phòng trừ. Khi cây sắn bị nhiễm rệp, chúng tấn công điểm sinh trưởng của sắn gây hiện tượng chùn ngọn, làm cho cây sắn lùn và sinh trưởng chậm. Nếu mật độ rệp cao làm sắn rụng lá, giảm năng suất trung bình 80 - 85% và hàm lượng tinh bột trong củ giảm rõ rệt.

 
Cách nhận diện rệp sáp bột hồng không khó, khi cây sắn bị nhiễm rệp bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Rệp sáp bột hồng ký sinh vào phần ngọn của cây sắn để đẻ trứng. Trứng khuôn hình chữ nhật, màu hồng vàng, trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn. Kích thước trứng dài từ 0,30 - 0,75 mm, rộng từ 0,15 - 0,30 mm. Sau một thời gian ngắn, trứng sẽ nở ra rệp con. Râu đầu của rệp non tuổi 1 có 6 đốt, các tuổi tiếp theo của rệp non có 9 đốt. Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở dạng phồng lên, làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên (nhìn từ bên ngoài)

.
Khi phát triển mạnh thành dịch, rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá). Rệp mới nở dễ dàng bị cuốn theo gió. Ban đầu rệp sáp bột hồng có thể lây lan qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển... Vì là động vật ký sinh nên biện pháp phòng trừ đối với rệp sáp bột hồng phải tiến hành song song giữa biện pháp canh tác và biện pháp hóa học, sinh học

.
Để ngăn ngừa rệp sáp phát sinh và lây lan, biện pháp canh tác phải được đặt lên hàng đầu, người trồng sắn cần hết sức chú trọng khâu làm đất, thu gom triệt để cây nhiễm rệp và cỏ dại ra khỏi vùng trồng sắn ngay sau khi thu hoạch; để đất trống khoảng 2 tuần; dùng hom giống không mang rệp; xử lý hom giống bằng nước nóng 500C trong vòng 5-10 phút. Khi ruộng sắn bị nhiễm rệp thì phải cắt bỏ, thu gom tiêu hủy những ngọn, cành bị nhiễm.

 
Bên cạnh đó, biện pháp hóa học cũng hết sức được chú ý, đầu tiên phải xử lý hom giống trước khi trồng bằng các loại thuốc: Thiamethoxam 25 WG; Imidacloprid 70% WG với liều lượng 4g/20 lít nước; Dinotefuran 10% WP với liều lượng 20ml/20 lít nước và ngâm hom giống trong vòng 5-10 giây. Khi cây sắn nhiễm rệp, cần nhanh chóng phun thuốc Thiamethoxam 25%WG; Imidacloprid 70%WG, Dinotefuran 10% WP; Prothiofos 50% EC; Pirimiphos methyl 50% EC.


Để thực hiện canh tác hữu cơ, biện pháp sinh học cũng được các nhà chuyên môn khuyến khích, đó là sử dụng các loại ong ký sinh: Acerophagus sp. (Encyrtidae); Allotropa sp. (Platygasteridae), sử dụng các loại bọ săn mồi ăn thịt để diệt rệp. Hiện có 6 loại bọ săn mồi: Menochilus sexmac ulatus; Coccinella transversalis; Brumus sp.; Spalgis epius; Micraspis discolor; Curinus coeruleu sử dụng diệt rệp sáp rất có hiệu quả. Ngoài ra các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên dùng chế phẩm sinh học Nấm bạch cương Beauveria bassiana để tiêu diệt và ngăn ngừa rệp sáp bột hồng lây lan thành dịch.

 
Theo chúng tôi được biết, sau khi có thông tin về tình trạng nhiều diện tích sắn ở vùng Lìa bị nhiễm rệp sáp bột hồng trên cây sắn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục BVTV tỉnh, huyện Hướng Hóa và Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đã nhanh chóng vào cuộc, tìm ra nguyên nhân và cảnh báo những nguy cơ có thể phát sinh dịch bệnh trên diện rộng. Tuy nhiên cho đến nay theo người dân ở vùng Lìa, việc triển khai các biện pháp phòng trừ vẫn còn dẫm chân tại chỗ, nhiều người đang nóng lòng chờ đợi sự vào cuộc nhanh chóng và mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

 

Bài, ảnh: HOÀNG ĐỨC

 

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác