This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 5

Số luợt truy cập: 469041

Văn hóa  >>   Tin tức

BÌNH ỔN GIÁ THU MUA SẮN CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI QUẢNG TRỊ


Tỉnh Quảng Trị có diện tích trồng sắn khá lớn, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, nơi có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Những năm qua, giá thu mua sắn liên tục giảm mạnh khiến người trồng sắn gặp rất nhiều khó khăn. Để ổn định vùng nguyên liệu, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã thực hiện chính sách bình ổn giá thu mua cho bà con, giúp người trồng sắn yên tâm hơn trong việc tái thâm canh loại cây này.

 

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có hơn 13 nghìn ha trồng sắn nguyên liệu, trong đó 9.000 ha là của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở hai huyện miền núi Đa Krông và Hướng Hóa, với năng suất khoảng 20 tấn/ha. Dù đang vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sắn tươi giảm mạnh chỉ còn từ 1.000 đến 1.300 đồng/kg (giảm từ 500 đến 800 đồng/kg) so cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp, công trồng, chăm sóc và chi phí vận chuyển sắn đều tăng. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn nhưng Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa vẫn nỗ lực tìm mọi cách để duy trì và nâng mức giá thu mua sắn nguyên liệu, giúp người dân yên tâm sản xuất. Vụ sắn năm nay, nhà máy đã thực hiện chính sách bình ổn giá thu mua sắn, duy trì giá mua từ 1.700 đến 1.900 đồng/kg.

 

 

Bà Hồ Thị Bon, ở thôn Úp Ly1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa cho biết: "Giá sắn năm nay được Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thu mua là 1.800 đồng/kg. Giá cả như thế là ổn định, không dao động nhiều cho nên chúng tôi rất vui. Sau vụ này, người dân địa phương tiếp tục mở rộng diện tích trồng sắn để thời gian tới có thu nhập cao hơn". Còn bà Hồ Thị Lầm, ở thôn Măng Song, xã Ba Tầng đang làm thủ tục cân đo số lượng và hàm lượng sắn để thanh toán tiền tại nhà máy, phấn khởi nói: “Những năm qua, nhờ cây sắn mà nhiều hộ gia đình DTTS ở vùng Lìa đã xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên có của ăn, của để. Vì thế, vụ mùa qua, ai cũng đầu tư trồng sắn cho tốt để có thêm thu nhập ổn định hơn. Năm nay, giá sắn trên thị trường thấp hơn nhưng nhà máy nâng giá thu mua sắn cao hơn nên chúng tôi vui lắm. Năm nay dân bản đón Tết no đủ rồi”. Anh Cuôi Thông, ở bản 7, xã Thuận cho biết thêm, nhờ trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa mà gia đình anh đã xây dựng được nhà cửa khang trang và mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt gia đình...

 

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Thuận, Phạm Xuân San: Giá sắn bà con bán cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa bảo đảm theo mặt bằng trong khu vực và cả nước, dao động lên xuống rất thấp từ 1,7 đến 1,9 triệu đồng/tấn, theo tỷ lệ độ bột của sắn. Công tác thu mua sắn của nhà máy tiến hành rất nhịp nhàng, dân chở sắn đến bán là được nhận tiền về ngay, không có nợ nần gì cả. Đó là nguồn động lực để người dân liên kết với nhà máy trong sản xuất và chế biến tinh bột sắn ở vùng núi cao này.

 

Trong những năm qua, phong trào trồng sắn nguyên liệu ở các địa phương miền núi tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh. Cây sắn trở thành cây trồng mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, với diện tích mỗi hộ từ một đến năm ha. Vì vậy, để hỗ trợ người trồng sắn, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã tổ chức mạng lưới thu mua đến tận nhà dân, hỗ trợ tiền vận chuyển, tránh tình trạng thu mua ồ ạt, gây ứ đọng, làm giảm giá trị sắn nguyên liệu của bà con. Bên cạnh đó, nhà máy còn hướng dẫn người dân tiếp cận và áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất; tạo được thương hiệu sản phẩm của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.

 

Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn huyện Hướng Hóa Lê Văn Thể cho biết: Thời gian qua, nhà máy đã cắt giảm bớt các chi phí đầu tư không cần thiết, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm để có giá bán tốt nhất ra thị trường. Đồng thời điều tiết lại lợi nhuận và một số chi phí để bảo đảm giá mua cho bà con như đã cam kết ban đầu. Sản lượng sắn nhà máy thu mua được trong hơn hai tháng sản xuất vừa qua là 45 nghìn tấn và sản phẩm đều được tiêu thụ hết. Điều đó bảo đảm rằng, việc tiêu thụ sắn cho bà con trong thời gian tới vẫn không có gì biến động...

 

Với mục tiêu, đưa cây sắn trở thành cây trồng chủ lực ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị, giúp người trồng sắn thoát nghèo, vươn lên làm giàu, các cấp chính quyền và đơn vị thu mua cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để có thể chủ động đối phó với tình trạng bất lợi của thị trường, tiếp tục bình ổn giá thu mua sắn cho bà con. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu tinh bột sắn và mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nông sản này của tỉnh Quảng Trị cũng góp phần nâng cao giá trị nông sản cho nông dân; nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa huyện Hướng Hóa.

 

Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN HAI (  Báo nhân dân)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác