This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 44

Số luợt truy cập: 469496

Văn hóa  >>   Tin tức

ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THU MUA SẮN CHO DÂN


Chúng tôi có mặt tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa vào những ngày cuối tháng 11/2016 để chia sẻ niềm vui với những người nông dân Vân Kiều, Pa Kô đang vào mùa thu hoạch sắn. Hôm ấy gia đình anh Hồ Văn Thoa và Hồ Thị Thiết, ở bản 1, xã Thuận bắt tay thu hoạch 3 ha sắn. Theo anh Thoa, 2 ngày trước cán bộ thu mua của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa báo về đã đến lịch thu mua sắn của gia đình anh. Từ sáng sớm, hơn 10 người dân trong bản đã đến sớm để giúp gia đình thu hoạch sắn. 

“Đây là tập quán vàn công, đổi công đã duy trì từ lâu của dân bản. Hôm nay bà con đến giúp mình, ngày khác mình lại đến giúp bà con”, anh Thoa chia sẻ. 

Năm nay, gia đình anh Thoa trồng được 3 ha sắn, năng suất vẫn ổn định như mọi năm nhờ được cán bộ nhà máy đến tận rẫy hướng dẫn cách chọn giống, kỹ thuật làm đất đến khâu thu hoạch. Với 3 ha, dự kiến năm nay gia đình anh thu khoảng 30 tấn, với giá bán gần 1.500 đồng/kg, sẽ thu về khoảng 45 triệu đồng. 

Theo anh Thoa, sau khi thu hoạch, nhà máy sẽ hỗ trợ đưa xe về tận rẫy vận chuyển đến nơi tiêu thụ, gia đình chỉ trả chi phí nhiên liệu. Do đã có kế hoạch thu mua nên khi đến nhà máy sẽ được nhập kho, làm thủ tục và nhận tiền, người dân không phải chờ đợi lâu. Gần 10 năm trồng sắn, gia đình anh Thoa đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang bằng cột bê tông vững chắc và mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt, đi lại đắt tiền, cuộc sống gia đình được cải thiện nhiều. 

Chung với niềm vui của vợ chồng anh Thoa, chị Hồ Thị Gái, người cùng bản đang phụ giúp thu hoạch sắn cho anh Thoa nói: “Hai ngày nữa nhà tôi cũng thu hoạch sắn. Năm nay, gia đình tôi mở rộng diện tích trồng sắn lên 5 ha, dự kiến thu hoạch khoảng hơn 50 tấn củ tươi”. 

Để tạo điều kiện thu mua sắn cho nông dân, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã xây dựng phương án thu mua, sản xuất ngay từ đầu vụ. Anh Lê Thanh Tùng, cán bộ kỹ thuật kiêm thu mua của nhà máy cho biết, đầu tháng 8 hàng năm là thời điểm bắt đầu vào vụ thu mua sắn tại vùng nguyên liệu thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông với khoảng 4.500 ha. Với diện tích vùng nguyên liệu thu mua rộng, địa hình phức tạp và để tạo điều kiện cho người trồng sắn, công ty đã thành lập đội thu mua với 14 người, mỗi người phụ trách từ 3-5 xã. Đồng thời nhà máy đã điều 70 xe tải, hỗ trợ vận chuyển sắn cho bà con từ rẫy sắn đến nhà máy. Với công suất hiện tại, mỗi ngày nhà máy sản xuất 260 tấn tinh bột, tương đương 850 tấn củ tươi và bằng với diện tích thu hoạch khoảng 50 ha. Chính vì vậy, phương án thu mua được xây dựng chặt chẽ, cụ thể để người dân chủ động, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nguyên liệu tại nhà máy, dẫn đến hư hỏng sắn của người dân và chất lượng đầu vào nguyên liệu. Quá trình thu hoạch, cán bộ thu mua phải có mặt ở hiện trường để hướng dẫn người dân phương pháp thu hoạch, cách chọn các thân cây để làm giống cho vụ trồng mới. 

 

 
 Niềm vui được mùa sắn của người dân xã Thuận, Hướng Hóa



Ông Lê Văn Thể, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa cho biết, do điều kiện khủng hoảng kinh tế, giá cả đầu ra thấp nên việc thu mua, chế biến, tiêu thụ của ngành chế biến, xuất khẩu tinh bột sắn nói chung gặp nhiều khó khăn, trong đó có Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Tuy nhiên, do sản phẩm của đơn vị đã có thương hiệu, việc xây dựng các đối tác tiêu thụ có tính bền vững nên sản phẩm của đơn vị vẫn vươn ra thị trường trong và ngoài nước với sản lượng đạt xấp xỉ năm ngoái nhưng giá trị thấp do giá cả sụt giảm. Từ đầu năm đến nay, nhà máy đã thu mua được 155.000 tấn sắn củ tươi, tương đương với 50% năng lực công suất nhà máy trong 1 năm, trị giá 226 tỷ đồng; sản xuất được 47.000 tấn tinh bột sắn, 12.500 tấn bả sắn sấy khô, đạt doanh thu 360 tỷ đồng, nộp ngân sách 25,7 tỷ đồng. Hiện đang trong giai đoạn cao điểm thu mua, chính vì vậy nhà máy phải tập trung nhân lực, tăng công suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thu mua cho người dân. Trong đó, đối với những hộ có diện tích lớn sẽ thu mua từ 50-60% diện tích để đảm bảo 100% hộ dân trồng sắn ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông tiêu thụ được sắn trước Tết Nguyên đán, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu trong thời gian cuối vụ.

 

Theo Lê Minh - Báo Quảng Trị

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác