This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 29

Số luợt truy cập: 469329

Văn hóa  >>   Tin tức

TRỒNG SẮN CŨNG PHẢI HỌC


Một việc làm rất thiết thực của Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị, đó là dạy nghề trồng sắn cho dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Trồng sắn với người Kinh là chuyện bình thường. Song với người Vân Kiều, Pa Cô, nếu không được học nghề trồng sắn, thì họ làm sắn ra không đủ ăn, chứ đừng nói bán để làm giàu.

Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị - kiêm GĐNM Chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá, cho biết: “Là DN 100% vốn nhà nước, nên khi xây dựng NM ở vùng Lìa, huyện miền núi Hướng Hoá, Cty không chỉ biết riêng chuyện lo làm giàu, điều quan trọng là giúp bà con dân tộc ít người có được cuộc sống ổn định, chấm dứt nạn du canh, du cư, nhằm bảo đảm an ninh khu vực biên giới Việt - Lào”.

NM TBS Hướng Hoá cùng phòng NN tHướng Hoá hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng sắn

 

Do trình độ dân trí của bà con quá thấp, lâu nay trong trồng trọt họ chủ yếu nhờ trời, chưa bao giờ biết bón phân, vì sợ giàng sẽ phạt. Muốn giúp bà con no đủ, Cty phải làm một cuộc cách mạng trong nhận thức của họ. Vận động bà con đi học trồng sắn đúng kỹ thuật. Bởi vì cây sắn khá dễ tính, thích hợp với trình độ của đồng bào miền núi. Tuy vậy, nếu chủ quan mà không dạy nghề cho bà con thì không mong gì có kết quả tốt đẹp.

 Nhớ lại trước đây, tỉnh Quảng Trị từng thất bại trắng tay với nhiều dự án nông nghiệp ở vùng Lìa, như trồng cao su, mía, cà phê vì làm theo kiểu trồng được chăng hay chớ, không cần biết loại cây ấy có thích hợp với bà con dân tộc hay không. Rút kinh nghiệm của những dự án phải trả học phí quá đắt trước đó, Cty đã có lối đi riêng. Chủ trương cho bà con cái nghề trước, sau đó họ sẽ làm lợi giúp mình của Cty đã hoàn toàn có kết quả tốt đẹp.

Với các học viên, sau khi tham dự hai ngày đầu học lý thuyết về cách làm đất, trồng, chăm sóc, theo dõi bệnh tật, bảo quản hom giống, thu hoạch, tất cả đều phải ra đồng. Lớp học trồng sắn chủ yếu thực tế trên những mô hình thâm canh. Mười cán bộ kỹ thuật của NM hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng sắn. Ban đầu việc dạy nghề rất gian nan, bà con chẳng ai muốn lên lớp vì ngại học. Bằng sự kiên trì vận động của Cty, dần dần các học viên đồng ý đến lớp học đầy đủ.

 Ông Hiếu nhớ lại: “Khổ nhất là khâu vận động bà con dùng phân bón vi sinh được NMSX bón cho cây sắn. Mỗi ngày, hai chiếc ô tô của NM đến từng thôn bản tuyên truyền từng nhà về tác dụng của phân bón (nguyên liệu chính là 30% phân bò với 60% rác thải hữu cơ). Một mùa, hai mùa thấy trồng sắn có bón phân cho năng suất cao bà con chấp nhận cách làm mới này có lý.

Hồ Ăm Lạng ở xã A Dơi, nói: “Đời mình có bao giờ trồng sắn thẳng hàng và bón phân đâu. Khi nghe cán bộ bảo vậy, bà con mình lắc đầu quầy quậy, nhất định không đồng ý. Nhưng sau khi tham gia lớp học, cán bộ cho xem phim về cách trồng sắn kỹ thuật cao, bà con mình mới chấp nhận bón phân sắn, chứ không thả hoang cây sắn nhờ trời như trước đây nữa”. Thời gian của mỗi lớp học trồng sắn kéo dài 10 tháng, đúng với thời gian sinh trưởng của cây sắn. Sau ba năm dạy nghề, đến nay có hơn 1.500 nông dân là người Vân Kiều, Pa Cô ở 8 xã biên giới thuộc vùng Lìa của huyện miền núi Hướng Hoá đã được học nghề trồng sắn.

Mong muốn trước hết của Cty là giúp cho bà con nông dân có được cái nghề ổn định. Không dừng lại ở việc sử dụng kỹ sư của NM làm thầy dạy cho bà con, Cty còn mời cả các chuyên gia về cây sắn của Đại học Nông lâm Huế, ra Hướng Hoá dạy cách trồng sắn.

Hồ Ăm Cường ở xã Thuận, khoe: “Nhờ có học nghề nên mình trồng sắn rất bài bản, đúng kỹ thuật, năng suất thu hoạch rất cao. Trước đây mình trồng sắn theo kiểu truyền thống năng suất rất thấp”. Với 1.500 nông dân được học nghề, Cty tự nguyện cấp 500 triệu đồng và 300 tấn phân vi sinh để bà con thực hành trồng sắn tại các mô hình thâm canh tập trung. Nhìn lại mấy năm dạy nghề trồng sắn cho bà con, ông Hồ Xuân Hiếu nói: “Điều lo ngại nhất là bà con không chịu học nghề song giờ đã làm được. Nhờ học bài bản nên trên cùng một diện tích mà năng suất cây sắn của bà con thu hoạch về rất cao, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho NM hoạt động”.

Hiện tại, Cty đang thực hiện đào tạo nghề trồng sắn cho bà con dân tộc miền núi huyện Hướng Hoá theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Cty tiếp tục đào tạo thêm 1.000 nông dân biết nghề trồng sắn. Số học viên này được chia thành 40 lớp học, theo kế hoạch sẽ tốt nghiệp vào cuối năm 2011. Ông Hiếu nói Cty đang áp dụng mô hình 3 nhà: nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp để thực hiện thành công cuộc cải tạo đời sống kinh tế - xã hội cho người dân biên giới.

Lâm Quang Huy (Theo Báo NNVN)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác