This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 6

Số luợt truy cập: 468975

Văn hóa  >>   Tin tức

BIẾN CHẤT THẢI THÀNH.... TIỀN


Với công suất sản xuất 150 tấn tinh bột/ngày đêm, mỗi ngày nhà máy tiêu thụ trên 550 tấn củ sắn tươi của nông dân. Có thể nói rằng, sự ra đời và đi vào hoạt động ổn định của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đã có tác động tích cực làm thay đổi cuộc sống người dân nhiều vùng trồng sắn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy, trong đó có trên 2.000 hộ đồng bào dân tộc ít người ở vùng Lìa. 

Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu, thực tế nếu không có các sáng kiến này thì nhà máy có thể sẽ bị đóng cửa do chí phí sản xuất cao, không thể cạnh tranh nổi với các nhà máy khác trong khu vực để mua nguyên liệu ổn định cung cấp cho sản xuất, hiện nay dù mới đầu vụ nhưng giá thu mua của nhà máy đã trên 2.100đ/kg sắn củ tươi, người trồng sắn rất phấn khởi, tin tưởng gắn bó lâu dài với nhà máy. 

Tuy nhiên với công nghệ chế biến hiện nay, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm phải cần đến 15m3 nước và để thu được lượng tinh bột 150 tấn mỗi ngày, nhà máy phải đưa ra môi trường một lượng rất lớn chất thải, bao gồm nước và các chất cặn bã, nếu không được xử lý nghiêm ngặt, lượng chất thải tồn cửu này sẽ lên men và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường sống. Thực tế này đã từng xảy ra ở rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn trong tỉnh cũng như trong cả nước, làm người dân sống xung quanh rất bức xúc. 

Nhưng có dịp đến Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa, không ít người ngạc nhiên về sự thân thiện với môi trường của những sản phẩm mang thương hiệu Sê pôn này. Bí quyết nào làm nên điều kỳ diệu đó? Theo Phó giám đốc nhà máy, anh Lê Văn Thể: “Nước thải trong quá trình chế biến tinh bột ở đây được lọc sạch cặn bã, sau đó cho men vi sinh vào rồi đưa vào một túi khí to (thể tích khoảng 1.000 m3- túi khí thực chất là một tấm bạt được trùm trên diện tích của hồ chứa số 1, vật liệu làm bạt dày 2 mm do Thái Lan sản xuất). 

Hỗn hợp nước thải đưa vào túi khí khoảng 2 ngày trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra khí mê tan (CH4) với nồng độ khoảng 70%. Lượng khí thu được này được đưa vào hệ thống ống dẫn, lọc nước, bồn chứa, các thiết bị an toàn... rồi dẫn vào đốt lò thay cho than đá hoặc dầu FO để sấy tinh bột. 

Đây là một lợi ích kép, ngoài việc sử dụng khí biogas là loại năng lượng sạch, giá rẻ, mỗi năm nhà máy cũng giảm phát thải vào không khí hàng ngàn tấn khí CO2 độc hại do sử dụng than đá hoặc dầu FO để đốt lò. Nước thải sau khi xử lý được đưa vào 4 hồ chứa liên tiếp để phân giải tự nhiên, đạt độ trong sạch hoàn toàn, không còn mùi hôi thối. Thực tế qua xử lý, nước thải đã trở nên sạch sẽ hơn và trở lại môi trường. Hiện nhà máy đang giao cho công đoàn nuôi cá ở hồ số 5 để tăng thêm thu nhập”. 

Anh Thể cũng cho biết thêm, có nhiều nhà máy đã dùng phương án này nhưng do chọn men chưa tốt, pha chế men không đúng nồng độ, nhiệt độ pha men chưa chuẩn nên khí sinh ra có hàm lượng CH4 thấp, không đốt lò được. Còn ở nhà máy, lượng khí sinh ra thừa sức để đốt lò sấy tinh bột, hiện đang nghiên cứu để chạy máy phát điện. Hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng nguồn khí sinh học để đốt là đã giảm chi phí nhiên liệu mỗi năm trên 11 tỷ đồng, nhưng điều quan trọng hơn là sản phẩm của nhà máy đã thực sự thân thiện với môi trường. 

Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu, thực tế nếu không có các sáng kiến này thì nhà máy có thể sẽ bị đóng cửa do chí phí sản xuất cao, không thể cạnh tranh nổi với các nhà máy khác trong khu vực để mua nguyên liệu ổn định cung cấp cho sản xuất, hiện nay dù mới đầu vụ nhưng giá thu mua của nhà máy đã trên 2.100đ/kg sắn củ tươi, người trồng sắn rất phấn khởi, tin tưởng gắn bó lâu dài với nhà máy. 

Nhằm tạo chuỗi sản xuất - kinh doanh khép kín với mục tiêu là giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có điều kiện giúp đỡ thêm cho nhiều người dân (đặc biệt là các hộ nghèo), thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất chế biến tinh bột sắn, nhà máy đã tổ chức nuôi bò chất lượng cao trên cơ sở tận dụng nguồn lá sắn, bả sắn và lượng thức ăn sẵn có trên địa bàn. 

Với 300 con bò giống nhập khẩu từ Thái Lan, qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm, các cán bộ kỹ thuật ở đây đã xây dựng được công thức chế biến thức ăn nuôi vỗ béo bò bằng quy trình phối hợp dùng lá sắn ủ chua, bã sắn lên men để làm thức ăn cho bò, kết quả cho thấy bò rất thích ăn và hiệu quả đem lại rất đáng phấn khởi, tỷ lệ tăng trọng bình quân đạt 1,2 kg/con/ngày, ngang bằng với công nghệ nuôi vỗ béo của Thái Lan. Từ kết quả này, nhà máy đang chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ gia đình trong toàn tỉnh để nhân ra diện rộng và cam kết sẽ thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường. 

Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải, chất thải từ chăn nuôi để làm phân vi sinh cũng là một thành công rất đáng ghi nhận của nhà máy. Với lượng rác thải sau khi chế biến tinh bột sắn rất lớn, cộng với nguồn chất thải từ chăn nuôi, nhà máy cho thu gom lại phơi khô, xử lý diệt vi khuẩn tiềm ẩn rồi trộn với P2O5 (phốt pho rít), men vi sinh ủ trong 2 tháng (tỷ lệ rác thải là 60%; 30% phân bò; 10% than bùn), sau đó xay mịn rồi trộn thêm đạm, lân, kaly... ủ tiếp 10 ngày nữa, công đoạn tiếp theo là xay, sàng, vo viên, sấy rồi đóng bao cung cấp cho bà con nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân trồng sắn tại các vùng đất dốc đã bạc màu. 

Do chi phí sản xuất thấp (chủ yếu tận dụng nguồn chất thải của quá trình chế biến, nguồn phân hữu cơ có sẵn qua chăn nuôi) nên giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Hiện tại giá phân vi sinh của nhà máy xuất bán chỉ 1 triệu đồng/tấn, chất lượng lại cao nên rất được nhiều nông dân tín nhiệm và đặt mua. 

Điều đáng phấn khởi là dự án này đã được các tổ chức nước ngoài hết sức quan tâm và đánh giá rất cao, Ngân hàng Châu Á (ADB) đã tài trợ 55.000 USD, Quỹ Tia sáng do tổ chức SNV Hà Lan tài trợ 30.000 USD để thực hiện và mở rộng quy mô sản xuất. Riêng mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp ủ kín sản xuất khí biogas của nhà máy đã được tổ chức AES (Mỹ) tài trợ 1,4 triệu đô la Mỹ, hiện đang xây dựng và dự kiến vận hành trong năm tới. 

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, có không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất bị đình đốn, công nhân mất việc, nhưng với cách làm năng động, dám nghĩ, dám làm, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa vẫn duy trì được tốc độ phát triển và trở thành một đơn vị dẫn đầu trong toàn Tổng Công ty thương mại Quảng Trị về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. 

Nhờ những nỗ lực biến chất thải thành… tiền, biến những ý tưởng bảo vệ môi trường giàu tính nhân văn thành hiện thực, sản phẩm của nhà máy luôn được thị trường chấp nhận và được xã hội đánh giá cao. Với những cố gắng không mệt mỏi để có những sản phẩm thân thiện với môi trường, năm 2009 nhà máy được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường và năm 2010 được trao Cúp Thương hiệu xanh do Liên hiệp Hội KHKT VN và Bộ TN-MT phối hợp tổ chức. 

Hoàng Đức (Theo Báo Quảng Trị)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác