Nhật ký trồng lúa hữu cơ ghi lại toàn bộ quy trình chăm sóc lúa trong suốt các giai đoạn phát triển của cây lúa, từ khâu cấy trồng ban đầu đến thu hoạch. Nhật ký được chia thành từng tuần cụ thể, với các công việc chi tiết như cấy dặm, bón phân, be bờ, kiểm soát sâu bệnh và các hoạt động khác để đảm bảo mỗi giai đoạn phát triển của lúa đều được chăm sóc kỹ lưỡng.
Tuần 1 & 2
Tiến hành chăm mạ, làm đất, cấy lúa và bón lót phân hữu cơ lần 1
Tuần 3
Bắt ốc, cấy dặm, cấp nước, be bờ (Giữ nước trong 45-50 ngày đầu để hạn chế cỏ dại)
Tuần 4 & 5
Bón phân thúc hữu cơ lần 2 để đẻ nhánh. Thả vịt bắt ốc, làm cỏ, kết hợp sục bùn.
Tuần 6
Phun dưỡng chất cho lúa như đạm cá, nước thân cây lên men… kết hợp phun vi sinh vật bản địa, thảo mộc để phòng ngừa sâu bệnh.
Tuần 7
Thăm đồng, tập trung cắt cỏ, be bờ giữ nước.
Tuần 8
Bón phân hữu cơ lần 2 để đón đòng.
Tuần 9
Kiểm tra đồng ruộng, quản lý nước theo nguyên lý ướt – khô xen kẽ; Phun dưỡng chất bổ sung và phun thảo mộc để hạn chế sâu bệnh giai đoạn lúa làm đòng.
Tuần 10
Cung cấp đủ nước, cắt cỏ bờ vùng, khử/cắt cây lúa lẫn.
Tuần 11
Phun sữa tươi và trứng gà lần 1 để cung cấp dưỡng chất cho cây lúa, rút ngắn thời gian trổ giữa nhánh cái và nhánh trổ và giảm rụng khi thu hoạch.
Tuần 12
Lúa trổ bông.
Tuần 13 & 14
Phun sữa tươi và trứng gà lần 2 giai đoạn lúa ngậm sữa để chống lem lép hạt, tăng năng suất và chất lượng hạt gạo, phòng các bệnh trên lúa sau trổ đến chín. Kiểm tra giữ ẩm cho lúa. Cắt cỏ bờ phòng chống sâu bệnh giai đoạn cuối.
Tuần 15
Lúa chín sáp, tháo nước, vệ sinh đồng ruộng để thuận lợi cho việc thu hoạch.
Tuần 16
Thu hoạch lúa.