This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 18

Số luợt truy cập: 469629

Văn hóa  >>   Tin Thị Trường

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẮN VÀ SẢN PHẨM 5 THÁNG 2012


 
Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 2,3 triệu tấn sắn và sản phẩm, trị giá 693,7 triệu USD, tăng 51,6% về lượng và tăng 27% về trị giá. Trong đó riêng mặt hàng sắn chiếm 67,06% lượng xuất khẩu, tăng 42,7% so với cùng kỳ, tương đương với 1,5 triệu tấn, trị giá 378,5 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2011.

 

 Tính riêng tháng 5/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 514,2 nghìn tấn sắn và sản phẩm, trị giá 152,7 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 12,0% về trị giá so với tháng liền kề trước đó. Đối với mặt hàng sắn, thì trong tháng 5 xuất khẩu giảm cả lượng và trị giá so với tháng 4, giảm lần lượt là 11,9% và 7,3% tương đương với 339 nghìn tấn, 81,7 triệu USD.

 

 Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho biết mặt hàng sắn lát xuất khẩu tiếp tục bị mất giá trong tháng 4 vừa qua. So với cuối năm 2011, giá xuất khẩu mặt hàng này hiện đã giảm khoảng 15-20% tùy thời điểm. Theo Tổng cục hải quan, giá xuất khẩu sắn lát trong tháng 4/2012 ở mức 230 USD/tấn, giảm khoảng 70 USD/tấn so với mức giá thời điểm tháng 10/2011.

 

 Giá xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam. Theo số liệu Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và tinh bột tính lũy kế từ 01/01/2012 đến 15/4/2012 đạt gần 1,56 triệu tấn, trị giá 460 triệu USD, tăng 17,9% về lượng nhưng chỉ tăng 3,6% về trị giá so cùng kỳ. Riêng sắn lát, lượng xuất khẩu lũy kế tăng 4,4% nhưng trị giá giảm 7,9%.

 

 Trung Quốc – vẫn là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của nước ta từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2012. Năm tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 2,1 triệu tấn sắn và sản phẩm sang thị trường Trung Quốc, chiếm 89,7% tỷ trọng, trị giá 606,7 triệu USD.

 

Về nhu cầu tiêu thụ sắn tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh, mặc dù nhu cầu cho chăn nuôi giảm nhẹ nhưng nhu cầu cho sản xuất nhiên liệu sinh học lại tăng. Nhu cầu của Trung Quốc để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế bến nhiên liệu sinh học được dự báo sẽ tăng mạnh.

 

 Là nước sản xuất ethanol lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Bra-xin, nhiều địa phương của Trung Quốc đã bắt buộc sử dụng ethanol-blended xăng trong xe hơi. Trung Quốc đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học trên cả nước, đặc biệt là khu vực Quảng Tây, nơi chiếm 70% sản lượng sắn của cả nước, đạt 7 triệu tấn/năm. Trong đó lớn nhất là Nhà máy của China Oil and Food Corporation (COFCO) tiêu thụ 1,5 triệu tấn sắn/năm. Ngoài ra, hai công ty là China's Beihai Gofar Marine Biological Industry và China-based Hainan Yedao Group cũng xây dựng 2 nhà máy với công suất 100.000 tấn sắn/năm/1 nhà máy tại đây...

 

 Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng liên kết với các nước Lào, Nigieria, Philippin để trồng sắn tại các nước này, như kế hoạch trồng 4.498 ha tại Lào, trồng 4.500 ha tại Philippin nhằm tăng nguồn cung cho nhu cầu trong nước.

 

 Nhu cầu đối với mặt hàng sắn của Trung Quốc là rất lớn. Dự kiến mỗi năm nước này phải nhập khẩu từ 6 - 6,5 triệu tấn sắn/năm mới đáp ứng đủ nhu cầu.

 

 Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Philippine, Malaixia, Nhật Bản và Nga.

 

 Tham khảo thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm 5 tháng 2012

 

 Thị trường

XK T5/2012

XK 5 tháng 2012

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Tổng KN

514.293

152.764.903

2.359.335

693.737.771

Trung Quốc

466.536

135.891.200

2.117.059

606.736.249

Hàn Quốc

18.283

4.715.305

95.845

24.942.633

ĐàiL oan

10.273

4.108.769

32.974

13.263.934

Philippin

3.690

1.604.437

25.282

10.876.247

Malaixia

2.721

1.125.519

13.123

5.410.053

Nhật Bản

272

117.776

2.948

1.193.928

Nga

 

 

346

154.230

 

Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm thêm thị trường mới ngoài thị trường Trung Quốc nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc trong tình trạng bị ép giá. Nhiều thị trường tiềm năng mà Việt Nam vẫn chưa khai thác hết như EU. Hiện Thái Lan là nước cung cấp tinh bột sắn hàng đầu cho thị trường EU, chiếm 45% thị phần nhập khẩu. Ngoài Thái Lan, các nước đang phát triển khác chỉ chiếm 2%, trong đó Việt Nam chiếm 1,7% tổng thị phần nhập khẩu tinh bột sắn của EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần gia tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu thay vì xuất khẩu sản phẩm thô (sắn lát và sắn củ) như hiện nay.

 

 So với các loại cây trồng khác, cây sắn có đặc điểm rất quan trọng là có thể sống trên vùng đất bị hoang hóa. Thực tế, loại cây này đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo- những người không có khả năng đầu tư sản xuất.

 

 Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là, VN có quỹ đất bình quân đầu người ít nhất trên thế giới. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích trồng sắn là điều rất khó. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NNPTNT) đã xây dựng quy hoạch tổng thể nông nghiệp cả nước đến 2020 tầm nhìn 2030, theo đó, quỹ đất dự kiến cho cây sắn giai đoạn này chỉ là 400.000ha, thu hẹp 150.000ha so với diện tích thực tế trồng sắn hiện nay.

 

 Để giải quyết bài toán giữa diện tích trồng sắn phải dần thu hẹp và nhu cầu nguyên liệu sắn cho sản xuất ethanol ngày càng lớn, Bộ Công Thương cho rằng, VN cần tập trung mạnh vào việc nâng cao năng suất cây trồng chứ không nên quá đặt nặng vào việc phát triển diện tích trồng sắn.

 

 Có một thực tế cũng đặt ra rằng, ngoài cung cấp sắn cho 60 nhà máy tinh bột sắn của cả nước thì hàng năm Trung Quốc cũng thu mua sắn của VN rất lớn. Vì thế Bộ Công Thương đang kiến nghị cần có nhóm giải pháp cụ thể cho xuất khẩu sản phẩm này để đảm bảo lợi ích lâu dài. Trước mắt, Bộ này kiến nghị cần xem xét lại thuế xuất khẩu sắn của VN sang Trung Quốc.

 

 Trong tương lai, VN cũng nên cân nhắc tới việc hạn chế xuất khẩu sắn và cũng cần có các chính sách để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu sắn tốt hơn thay vì chỉ xuất thô với giá trị thấp như hiện nay.

 

 Theo Bộ Công Thương, hiện nay vùng nguyên liệu sắn của VN đã đảm bảo tương đối đầy đủ cho nhu cầu sản xuất ethanol (năng lượng sinh học) đến năm 2015 theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ, nếu VN không ồ ạt xuất khẩu sắn.

 

 Nhu cầu sắn của VN đến năm 2020 khoảng 1,5 triệu tấn sắn khô/năm (khoảng 4 triệu tấn sắn tươi), năm 2025 cần khoảng 1,9 triệu tấn và đến năm 2030 cần khoảng 2,5 - 3 triệu tấn sắn khô (khoảng 8 triệu tấn sắn tươi). Theo đó, năm 2020 chúng ta cần khoảng 200.000ha sắn, với năng suất 20 tấn/ha; năm 2025 cần khoảng gần 300.000ha sắn với năng suất 30 tấn/ha.

 

Theo Bộ Công Thương

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến