This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 12

Số luợt truy cập: 469620

Văn hóa  >>   Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG


Trong giai đoạn khủng hoảng, không ít doanh nghiệp (DN) bị phá sản. Một trong những nguyên nhân là do quản trị kém. Quản trị doanh nghiệp là chuẩn mực hàng đầu, thước đo cho sự phát triển doanh nghiệp.

 

Theo các chuyên gia, nếu có chiến lược quản trị hợp lý sẽ giúp DN vượt qua khó khăn và ổn định kinh tế. Vấn đề là các doanh nghiệp có nhìn ra lỗ hổng hiện tại và có mạnh dạn thay đổi hay không.

 

"Lỗ hổng" trong quản trị doanh nghiệp

 

"Cơn bão" suy giảm kinh tế đã khiến cho nhiều DN lao đao, không trụ nổi đành tuyên bố phá sản. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, đã có 12.000 DN giải thể, ngừng hoạt động. Đáng lưu ý là phần lớn các DN phá sản hoặc ngừng hoạt động là các DN có quy mô vừa vànhỏ.

 

Theo thống kê, cả nước có khoảng 600.000 DN. Trong đó, DN vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn. Họ có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. DN thành lập nhiều nhưng chết đi cũng không ít.

 

Như đã nói, một trong những nguyên nhân là do cách quản lý kém từ chính nội tại DN. Do có quy mô nhỏ về vốn, lao động, doanh thu và không hoạch định chiến lược hoạt động ngay từ đầu nên DN vừa và nhỏ dễ gặp khó khăn trong quản lý, hiệu quả kinh doanh kém và nguy cơ phá sản cao.

 

Mặt khác, DN vừa và nhỏ thường bắt đầu từ công ty gia đình nên ngoài thiếu vốn còn có một số hạn chế khác như yếu tố tình cảm chi phối, tính kỷ luật và hệ thống yếu, giải quyết công việc theo hướng trên nói dưới nghe...

 

Vì vậy, DN vừa và nhỏ luôn phải đối mặt với mọi vấn đề từ quản lý tài chính đến nhân sự, kế hoạch phát triển, khai thác nguồn thu... Cũng chính lỗ hỗng quản trị DN làm cho DN giảm sức thu hút các nguồn quỹ tài chính.

 

Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp

 

Theo các chuyên gia, thời điểm khó khăn như hiện nay là cơ hội để doanh nghiệp soi xét lại mình nhằm điều chỉnh hướng đi cho phù hợp.

 

Ông Lý Trường Chiến, chuyên gia về tư vấn tái cấu trúc quản trị chiến lược và phát triển nguồn nhân lực ví von: "Hãy nhìn DN như một tổ chức hữu cơ. Nó có thể sống, đổ bệnh và chết. Và chắc chắn khi có bệnh đều có nguyên nhân. Trong đó yếu tố chủ quan từ nội tại doanh nghiệp là quan trọng". Ông phân tích: "Trong thời gian dài, doanh nghiệp không chú ý công tác quản trị, phát triển con người và liên tục hoàn thiện năng lực quản trị dẫn đến không thích ứng với nhiều thay đổi của xã hội và cuộc sống".

 

Theo ông, khi DN đang là "con bệnh" thì việc tái cấu trúc như là cuộc phẫu thuật. Nếu DN có ý chí mạnh để thay đổi và thay đổi đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

 

Nhưng điều quan trọng là bản thân doanh nghiệp có quyết tâm thay đổi không? "DN có thể dùng thời gian này để tái cấu trúc, củng cố lại đội ngũ, tĩnh tâm mình lại để có tầm nhìn sáng suốt và xa hơn.

 

Từ đó hoạch định chiến lược phù hợp rồi kế hoạch phù hợp cho tương lai. Nhiều người nói tới chiến lược nhưng thực tế số người hiểu và có chiến lược không nhiều", ông nói.

 

Chia sẻ giải pháp quản trị

 

Trong giai đoạn khó khăn này, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thì bản thân DN tìm cách vượt qua là quan trọng. Ông Phí Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn hệ thống Quản trị Công nghệ thông tin đã trao đổi về một giải pháp quản trị doanh nghiệp lúc kinh tế khó khăn.

 

 

* Thưa ông, vai trò nhà quản trị DN thời điểm hiện nay có quan trọng như thế nào? Và nếu quản trị tốt thì cơ hội vượt qua khủng hoảng của DN có khả quan?

 

 

- Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, DN đối mặt với một số khó khăn như thị trường không tăng trưởng mạnh, chi phí đầu vào lớn... Để vượt qua, DN có thể chọn cách cắt giảm quỹ lương và các chi phí khác, thậm chí là giảm bớt nhân sự để chịu đựng qua cơn khó khăn.

 


Nhưng cũng có thể chọn cách đầu tư hệ thống quản lý mới. Việc đầu tư này giúp DN tăng cường hiệu quả trong điều hành. Cụ thể là giúp giảm chi phí quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng trong điều hành hoạt động.

 

 

Trong thời điểm nền kinh tế đi xuống, DN có thời gian tái cấu trúc và triển khai hệ thống đạt như ý muốn.

 

* Ông có đề cập đến vấn đề quản trị DN bằng hệ thống công nghệ thông tin. Xin cho ví dụ cụ thể cho thấy hiệu quả của việc quản trị tốt trong giai đoạn khó khăn hiện nay?

 

- Tôi có thể lấy ví dụ cụ thể từ công ty của người bạn mà tôi đang hỗ trợ tư vấn. Trước đây, họ luôn luôn có lời. Nhưng năm qua, khi thống kê lại, Công ty này hòa vốn và có xu hướng gặp khó khăn.

 

Tổng doanh thu hơn 200 tỷ đồng/năm nhưng trong đó tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu đã lên đến gần 40 tỷ đồng. Tôi đề nghị họ áp dụng hệ thống công nghệ quản trị có trị giá khoảng 100.000 USD.

 

Kết quả là tồn kho từ con số 40 tỷ đồng giảm xuống còn 25 tỷ đồng. Như vậy, trước đây họ không quản lý tốt hoặc do có lời nên không thắt chặt vòng quay hàng tồn kho.

 

Theo doanhnhansaigon

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến