This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 9

Số luợt truy cập: 470724

Văn hóa  >>   Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Những doanh nhân thành đạt...


Họ là những học sinh vinh dự được học tập dưới mái trường THPT Đông Hà (Quảng Trị), trở thành những doanh nhân có nhiều đóng góp cho quê hương. Mặc dù bận nhiều công việc, những mỗi khi nghĩ về trường xưa, lớp cũ, mọi người lại lắng lòng với bao kỷ niệm...

Tấm gương học tập, sáng tạo..

Quê ở Đông Lương, thành phố Đông Hà, anh Hồ Xuân Hiếu là học sinh lớp chuyên Lý Trường THPT Đông Hà niên khóa 1990- 1993. Nay anh là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị. Hồi ấy, Trường THPT Đông Hà chỉ có hai lớp chuyên, một chuyên Toán-Lý, một chuyên Văn-Anh văn. Đầu kỳ lớp của Hiếu có 40 bạn, nhưng đến cuối kỳ chỉ còn lại một nửa, bởi trong quá trình học sau mỗi học kỳ nếu ai không đạt thì phải quay về học lớp không chuyên. 

 

 

Tạm biệt mái trường thân yêu, mang theo trong tâm khảm những kỷ niệm khó phai, những kiến thức thu được từ sự học chăm chỉ và sự dạy dỗ tận tụy của thầy cô, Hiếu và các bạn như tự tin hơn để tiếp tục bước dài trên con đường đi tìm tri thức. Lớp chuyên Toán-Lý của Hiếu đều thi đỗ vào đại học, đến nay trong số 20 học sinh ấy có đến 14 người là tiến sĩ và thạc sĩ. Riêng Hiếu thi năm đầu đỗ vào ba trường: Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Tổng hợp Huế và Đại học Thủy sản Nha Trang. Anh chọn Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng-khoa chế tạo máy để theo học

 

 

Anh Hồ Xuân Hiếu (thứ 2, từ trái sang) gặp gỡ bạn bè, thầy cô nhân kỷ niệm 20 năm ngày ra trường

 

Tốt nghiệp đại học, ra đời dù làm việc ở nhiều môi trường, vị trí khác nhau nhưng sự học đã trở thành đam mê của người kỹ sư trẻ. Sự miệt mài không biết mệt mỏi ấy đã mang lại một “bảng thành tích” trong học hành, công việc đáng trân trọng, đó là: tốt nghiệp cao học chế tạo máy tại Việt Nam, tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại Mỹ, tốt nghiệp quản lý sản xuất tại Nhật; được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2010; giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh 2007; giải thưởng Bùi Dục Tài 2011; 4 bằng Lao động sáng tạo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng; 2 giải quốc gia trong hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 9 và 11, giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị từ tháng 7 năm 2010..

Điều đáng ghi nhận nhất là vào quãng thời gian từ năm 2002 đến 2010, lúc bấy giờ anh chuyển công tác đến Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa (Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị). Từ một cán bộ kỹ thuật, anh phấn đấu trở thành giám đốc nhà máy. Anh Hồ Xuân Hiếu cùng với CBCNV đưa nhà máy đạt được những tiêu chí đáng khích lệ, như tiêu chí về môi trường, tốc độ tăng trưởng kinh doanh... tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con ở các xã vùng Lìa, Hướng Hóa.

 

 

Nghị lực của nữ sinh nghèo

 Đó là chị Nguyễn Thị Lợi, quê ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ. Từ thuở ấu thơ, chị đã có hoàn cảnh thiệt thòi hơn với bao bạn bè cùng trang lứa. Hơn một tuổi chị mồ côi bố, lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ, với cuộc sống nương vườn, nhọc nhằn một nắng hai sương... Từ nhỏ, chị luôn nuôi ước mơ bước chân vào cổng Trường Cấp 3 Đông Hà. Vì thế những năm học cấp 1, 2, chị luôn phấn đấu đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ước mơ về thị thành tìm con chữ của chị được nối dài khi trúng tuyển vào Trường Cấp 3 Đông Hà, niên khóa 1984-1987. 

 

 

Ba năm theo học tại ngôi trường này như một cẩm nang "vàng" trong cuộc đời nữ sinh Nguyễn Thị Lợi. Không những tiếp thu kiến thức mà những năm tháng đó đã tôi luyện cho chị nghị lực của cuộc đời. Nhà ở cách trường hàng chục cây số, nên chị phải ở trọ để đi học. Để học hết cấp ba, chị phải vừa học vừa làm, cứ đến chiều thứ bảy tan trường lại vội vàng đạp xe lên nhà, tranh thủ ngày chủ nhật vào rừng hái sim, chặt củi... để đổi lấy gạo đưa về góp cho nhà trọ

Nhớ lại quãng thời gian ấy, chị bùi ngùi tâm sự: "Cả ngày hái được hai lưng thúng sim, gánh ra chợ Cùa bán, nhưng do ở đây có nhiều người bán sim nên giá rẻ, mình đành phải gánh về chợ Phiên Cam Lộ cách hàng cây số để bán cho được giá. Rồi mình còn phải lấy củi đốt thành than mới mang về tiêu thụ được, nhiều lúc hết thứ để làm mồi lửa đốt, còn lại đôi dép cao su đành làm mồi lửa, rồi phải đi chân đất gánh than hàng cây số...vất vả lắm".

Tuy cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng với quyết tâm cao, chị cũng hoàn thành tốt cấp học này. Sau đó, do hoàn cảnh gia đình, chị không tiếp tục bước vào cổng trường đại học, mà ra đời xuôi ngược mưu sinh. Buổi đầu lập nghiệp, chị đi lao động xuất khẩu sang Đức, khi tích lũy được kinh nghiệm sống và một ít vốn trở về Đông Hà làm ăn sinh sống

Từ một quầy hàng bán sách vở và đồ dùng học sinh, giờ đây chị đã mở rộng ngành nghề kinh doanh trở thành một nữ doanh nhân thành đạt ở Quảng Trị, trên lĩnh vực kinh doạnh thương mại tổng hợp, doanh thu mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho hơn 70 người..

Luôn hướng về trường cũ

Với anh Lê Đình Sung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Hưng, thời khắc khó quên nhất là lúc thi vào Trường Cấp 3 Đông Hà, bởi lúc bấy giờ thị xã Đông Hà mới có một trường cấp 3, trong khi đó học sinh nhiều huyện thị khác trong tỉnh cũng đăng ký dự thi. Vì vậy, để thi đỗ vào trường không phải là dễ. 

 

Với lực học khá và quyết tâm cao anh đã thi đỗ vào Trường Cấp 3 Đông Hà ngay năm đầu. Vốn đam mê kinh doanh, năm 1997 anh mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Minh Hưng, với ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Từ những thành công bước đầu, Công ty Minh Hưng mở rộng quy mô hoạt động, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh nhập khẩu ô tô con các loại. Năm 2009, Công ty TNHH Minh Hưng mua lại Nhà máy sản xuất gạch tuynel Triệu Phong của Công ty CP gốm xây dựng Quảng Trị. Thêm ngành nghề mới, các chỉ số kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể, nếu như năm 1997 doanh thu đạt gần 300 triệu, thì những năm trở lại đây doanh thu đạt đến 100 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt gần 4 triệu đồng/người/tháng

Thương hiệu Minh Hưng không chỉ dừng lại ở đó, đến quý 3 năm 2012, Công ty quản lý vốn nhà nước Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu về việc bán cổ phần công khai của Công ty Đông Trường Sơn. Người trúng thầu là một nhóm nhà đầu tư và hơn 400 cổ đông của Công ty Đông Trường Sơn, với giá trúng thầu hơn 40 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Minh Hưng (nhóm 5 nhà đầu tư) chiếm hơn 64% cổ phần, tài sản bao gồm: Một nhà máy sản xuất xi măng, công nghệ lò đứng, công suất 8 vạn tấn/năm; hai nhà máy sản suất gạch tuynel-công suất 30 triệu viên/năm...Từ đây, công ty đổi tên thành Công ty CP Minh Hưng, do anh Lê Đình Sung làm Chủ tịch HĐQT công ty. Mặc dù bận rộn nhưng anh Lê Đình Sung luôn hướng về trường cũ bằng những việc làm thiết thực..

Theo HỮU TIẾN ( Báo QT)

 

 

 

 

 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến