This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 15

Số luợt truy cập: 469646

Văn hóa  >>   Ý Kiến Người Lao Động

NHẬN DIỆN THAY ĐỔI TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Đ/c Phan Văn Sinh - UV HĐTV, PTGĐ Công ty

Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển. Nhưng để công ty tồn tại như ngày nay, những năm tháng qua, không phải lúc nào con thuyền của công ty cũng lướt nhẹ nhàng trên "tấm nhung lụa của thị trường" đi qua trời êm biển lặng mà phải đối mặt với những khúc ngoặt "bão tố" khó khăn, nguy hiểm phải vượt qua mới đến được với bến bờ.

Quy luật của kinh tế cũng giống như quy luật của cuộc sống luôn luôn có sự đổi thay xử lý. Đòi hỏi chúng ta phải kịp thời ứng phó khôn ngoan, biết chọn những phương án tốt hơn theo một quy trình khoa học. Người chủ trì phương án phải bình tĩnh, đứng đắn, và có bản lĩnh như Bác Hồ đã từng căn dặn: "Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết, kiên quyết gan góc không sợ khó khăn..."

Việc nhận dạng kịp thời để quản trị sự thay đổi là một việc làm khó khăn và đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm trong xử lý.

I. Nhận dạng và quản trị sư thay đổi

Xã hội ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thay đổi để thích ứng với cơ chế thị trường, tìm cơ hội kinh doanh cũng như tìm hướng đi cho riêng mình. Sự thay đổi trong doanh nghiệp được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo ra sức canh tranh mới cho doanh nghiệp từ những việc lớn như: tái cơ cấu doanh nghiệp, liên kết hoặc hợp nhất với các doanh nghiệp khác, xử lý những rủi ro, khách quan hay chủ quan (hàng hoá tồn đọng, giảm giá khó tiêu thụ, thua lỗ, hư hỏng, mất mát...), đến những chuyện nhỏ như thay đổi quy cách, lề lối làm việc, công tác cán bộ, quản lý... Vì vậy nhận dạng và quản trị sự thay đổi là một trong những kỹ năng nâng cao và là nhiệm vụ quan trọng của công ty.

1. Nhận biết sự thay đổi: Về nhận thức cần phải hiểu rằng mọi thứ cần phải thay đổi hoặc cách thực hiện một công việc hiện tại là không ổn hoặc có thể làm tốt hơn. Vài trò của người lãnh đạo người chủ trì phương án là đề xướng thay đổi, nhận biết sự thay đổi từ đâu? Từ nội tại doanh nghiệp hay môi trường xung quanh...

 2. Lập kế hoạch thay đổi: Nhận biết sự thay đổi là một việc khó nhưng chấp nhận thay đổi là việc khó hơn. Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp là ngại thay đổi, vì vậy người lãnh đạo, chủ trì phương án phải thiết lập các mục tiêu cụ thể, lựa chọn các thay đổi cần thiết, lên kế hoạch thật chi tiết, thông báo cho nhân viên và các bộ phận có liên quan về kế hoạch thay đổi và lôi cuốn họ tham gia thực hiện.

3. Thực hiện sự thay đổi: Như phần trên đã trình bày, khởi xướng sự thay đổi là vai trò của doanh nghiệp nhưng cũng rất cần sự cống hiến, sáng tạo của nhân viên, vì vậy hãy phân công trách nhiệm cho nhân viên một cách cụ thể, giao quyền gắn liền với trách nhiệm và có chế độ thưởng, phạt đúng người, đúng việc.

4. Củng cố sự thay đổi:

Phải thường xuyên giám sát tiến trình, xem xét lại kết quả thực hiện so với mục tiêu ban đầu, duy trì và thúc đẩy sự thay đổi.

II. Liên hệ với hoạt động kinh doanh tại công ty những năm qua:

Trong thời gian qua, Công ty cũng đã nhận dạng và xử lý kịp thời rất nhiều sự thay đổi, tránh được nhiều rủi ro có thể xảy ra. Trong bài viết này, chỉ nêu ra 1 ví dụ điển hình về sự thay đổi trong kinh doanh của mặt hàng ôtô, thiết bị đã qua sử dụng.

Công ty đã tổ chức kinh doanh xe ô tô tải và thiết bị đã qua sử dụng từ những năm trước 2004, đã thiết lập được các chi nhánh ở trên cả nước: miền Nam (TP HCM, Bình Dương), miền Trung (Đà Nẵng, Kỳ Hà - Quảng Nam, Sa Huỳnh - Quảng Ngãi...) ở các địa bàn này công ty đều chọn vị trí thuận lợi để đặt bãi bán buôn, bán lẻ.

Nguồn nhập khẩu xe ô tô thông qua các đại diện ở Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga...

Khách hàng tiêu thụ chủ yếu là các doanh nghiệp thi công các công trình, dự án và cá nhân mua để kinh doanh vận tải hàng hoá.

Phương thức bán ra là: chọn hàng, định giá và thanh toán ngay tại bãi

Công ty đã xây dựng các garage tại chỗ để thay thế phụ tùng, sửa chữa và bảo hành cho khách hàng

Với phương thức kinh doanh như trên, từ năm 1995-2003 hoạt động của công ty rất thuận lợi, hiệu quả khá cao.

Ngày 13 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành nghị định 23/2004/NĐ-CP quy định: việc nhập khẩu xe tải niên hạn sử dụng không quá 25 năm, đối với xe đã chuyển công năng thì không quá 17 năm. Văn bản có hiệu lực thi hành sau 15 ngày.

Sau 1 tháng kể từ khi nghị định của Chính phủ được ban hành lượng xe tiêu thụ của công ty giảm 70%, giá giảm 40%, nguy cơ thua lỗ cận kề.

Ban lãnh đạo chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng công ty nhận định: sự thay đổi này phát sinh từ môi trường bên ngoài mà cụ thể là các quy định của Chính phủ, quy định này dẫn đến hệ luỵ cho doanh nghiệp:

1. Các ngân hàng ngừng cho vay để mua xe cũ nên người mua tuy có nhu cầu nhưng không thể vay vốn để mua hàng.

2. Khách hàng quan tâm nhiều đến năm sản xuất, giá bán xe không chỉ tuỳ thuộc vào chất lượng, tính năng kỹ thuật như trước mà từ nay quan trọng là tuỳ thuộc vào năm sản xuất.

Công ty đã tiến hành kiểm kê định giá lại hàng hoá. Kết quả: số lượng tồn kho là 180 chiếc các loại (bao gồm xe Huyndai 15 tấn, xe Kamaz, IFA,..), trị giá vốn là 25 tỷ, tổng giá bán khi Chính phủ chưa ban hành nghị định 23 ước tính bình quân 155 triệu/chiếc x 180 chiếc = 27,9 tỷ. Thời gian sử dụng còn lại bình quân là 12 năm.

Trong thời gian này chi nhánh tìm được một số khách hàng chấp nhận mua, thanh toán theo phương thức đặt cọc 10%, số còn lại (90%) thanh toán trong vòng một năm nhưng họ chỉ chọn được 80 xe có thời hạn sử dụng còn lại 15 năm với tổng trị giá là 8,213 tỷ. Số còn lại 100 xe thời gian sử dụng còn lại 9 năm chỉ bán được 6,6 tỷ. Như vậy tổng trị giá hàng hoá bán ra là 8,213 tỷ + 6,6 tỷ = 14,810 tỷ, giảm 13,087 tỷ so với giá bán trước khi Chính phủ ban hành nghị định 23, chưa kể nguồn vốn thu hồi chậm phải chịu thêm lãi vay ngân hàng. Từ đó rút ra được:

Nếu giữ nguyên phương thức bán hàng như trước đây thì chắc chắn số lỗ sẽ lớn hơn, một số xe chỉ có thể bán phế liệu.

Chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng quyết định bỏ kinh phí đi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu và đi đến kết luận:

- Nhu cầu ô tô tải và thiết bị các loại cho các công trình là rất lớn, các công trình đang chậm tiến độ do thiếu phương tiện thi công (do ảnh hưởng của nghị định 23).

- Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại giải ngân theo khối lượng thực hiện và đang đứng trước khó khăn: nguồn vốn thừa không giải ngân được đặc biệt là tại thời điểm cuối quý, cuối năm.

Từ đó, Ban giám đốc công ty quyết định thay đổi phương thức bán hàng: ký hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp xây dựng có uy tín, có năng lực tài chính, giao xe và thiết bị đến tận công trình (thuỷ điện Khe Sanh, thuỷ điện A Vương, công trình đường Trường Sơn Quảng Bình...), cho phép thanh toán chậm, quản lý và thu hồi vốn theo khối lượng và tiến độ giải ngân của kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại. Mặt khác thành lập các đơn vị quản lý xây dựng, thi công trực thuộc công ty, sử dụng xe ô tô và thiết bị các loại làm phương tiện thi công các công trình để thu hồi vốn. Kết quả đến cuối năm 2006 đã giải phóng hết lượng hàng tồn kho, số vốn thu hồi về hơn 25,6 tỷ.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn có khả năng xuất hiện những ảnh hưởng bất lợi từ sự thay đổi của môi trường bên ngoài, lãnh đạo Doanh nghiệp cần kịp thời nhận dạng và lập kế hoạch, tiến hành thực hiện thay đổi phương thức bán hàng, quản lý để thu hồi vốn, giảm thiệt hại. Đây cũng chính là định hướng và tầm nhìn cho hoạt động của Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị trong quá trình hội nhập và phát triển./.

Bài: Phan Văn Sinh - UV Hội đồng thành viên, Phó TGĐ 

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến