This is alternative content.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng công ty
Viên nén năng lượng
Sản phẩm nhập khẩu
Khách sạn
Resort
Nông sản
WEBSITE LIÊN KẾT

Tổng số online: 10

Số luợt truy cập: 469580

Văn hóa  >>   Tin tức

XUẤT NGOẠI HỌC... TRỒNG SẮN


 

(QT) - Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị vừa tổ chức cho 15 nông dân sang Thái Lan học hỏi kinh nghiệm trồng sắn. Đây là lần thứ hai công ty tổ chức để nông dân xuất ngoại học...trồng sắn. Chuyện trồng sắn xưa nay nông dân mình đã làm, tại sao bây giờ phải sang học tận Thái Lan? Câu trả lời đơn giản: Thái Lan hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm liên quan đến sắn.

Cây sắn được coi là mùa vụ quan trọng thứ ba đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến của Thái Lan. Và nông dân Thái Lan được xem là những nhà trồng sắn tài ba. Hàng năm, nhờ trồng loại cây này mà nông dân Thái Lan đã góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận 2,2 tỷ đôla cho đất nước chùa tháp.

Ông Hồ Xuân Hiếu- TGĐ Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị cho biết, chuyến xuất ngoại lần này của những nông dân Quảng Trị không ngoài mục đích tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng sắn, kỹ thuật canh tác theo công nghệ mới và các loại giống sắn hiện đang được phổ biến tại Thái Lan, đồng thời có cơ hội nghiên cứu quy trình đưa các loại máy phục vụ cơ giới hoá đồng ruộng trồng sắn để cho năng suất, sản lượng cao của nông dân Thái Lan.

Những người được xuất ngoại sang Thái Lan lần này trước hết là những nông dân trồng sắn giỏi của tỉnh Quảng Trị, trong đó có không ít người Vân Kiều, Pa Cô. Những năm vừa qua, nhờ trồng sắn, những nông dân này đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/người và được Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá kết nạp vào “Câu lạc bộ 100 triệu”.

Nhưng so với nông dân Thái Lan, nông dân của ta vẫn còn thua xa về kỹ thuật trồng sắn. Cho nên, việc sang Thái Lan học trồng sắn không có gì đáng xấu hổ. Cách đây không lâu, trên 1.000 đại biểu của thế giới đã tập trung về Thủ đô Bangkok của Thái Lan dự hội nghị sắn toàn cầu.

Các đại biểu hết sức thán phục với đất nước hiện đang là số một thế giới về xuất khẩu sắn với sản lượng 7 triệu tấn/năm. Tại hội nghị, nhiều đại biểu được nghe ông Samai Kundan, một nông dân ở tỉnh Nakhon Ratchasima cho hay, nhờ trồng sắn nên giờ đây cuộc sống gia đình ông ngày một khá lên. Hiện ông đã trang bị đầy đủ máy móc để phục vụ sản xuất và sắm cả máy tính xách tay, nối mạng toàn cầu để tiện giao dịch trao đổi, buôn bán sản phẩm từ sắn.

Rõ ràng, cây sắn có thể tạo ra vô số sản phẩm quan trọng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và phi thực phẩm. Gần đây, sắn đã thực sự lên cơn sốt do nhu cầu thế giới về nguyên liệu sinh học ethanol tăng mạnh. Như vậy, cây sắn đã khẳng định được vị thế là tài nguyên trên mặt đất, là cây “thần kỳ” của người nghèo trên thế giới .

Ông Hồ Xuân Hiếu- TGĐ Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị cho biết, chuyến xuất ngoại lần này của những nông dân Quảng Trị không ngoài mục đích tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng sắn, kỹ thuật canh tác theo công nghệ mới và các loại giống sắn hiện đang được phổ biến tại Thái Lan, đồng thời có cơ hội nghiên cứu quy trình đưa các loại máy phục vụ cơ giới hoá đồng ruộng trồng sắn để cho năng suất, sản lượng cao của nông dân Thái Lan.

Đặc biệt, nông dân Quảng Trị được đến phân hiệu Đại học Nông nghiệp Ubon Ratchatthani để nghe thuyết minh về trồng sắn. Những “sàng khôn” mà nông dân Quảng Trị thu được từ chuyến đi thật là vô giá. Với phương châm “trăm nghe không bằng mắt thấy”, chắc chắn một điều rằng, nông dân Quảng Trị đã học được không ít kinh nghiệm từ việc trồng sắn của nông dân Thái Lan .

Vị thế của cây sắn trong ngành nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung là chuyện khỏi phải bàn. Vấn đề còn lại tùy thuộc vào cách làm của mỗi doanh nghiệp để không ngừng gia tăng giá trị thương mại của cây sắn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường đầu tư cho nông dân về công nghệ, kỹ thuật canh tác, cải tạo giống tốt, có khả năng kháng sâu bệnh cao nhằm tăng năng suất cây sắn và ngày càng nâng cao đời sống của người nông dân. 

Tin bài: LÂM QUANG HUY (Theo Báo Quảng Trị)

Ý kiến đóng góp
Tham gia đóng góp ý kiến
Bạn cần đăng nhập tại đây để có thể tham gia đóng góp ý kiến
Tin khác